| Hotline: 0983.970.780

Bắp chuyên gen khẳng định hiệu quả ở ĐBSCL

Thứ Sáu 21/08/2015 , 07:15 (GMT+7)

Nông dân một số địa phương ở ĐBSCL vừa thu hoạch bắp chuyển gen vụ hè thu với những kết quả khả quan về giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất, hiệu quả kinh tế so với bắp thường.

Ông Huỳnh Văn Huệ là một người trồng bắp (ngô) lâu năm ở ấp Vĩnh Bường, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, An Giang. Hơn 10 năm gắn bó với cây bắp, đã trồng qua nhiều giống khác nhau, ông Huệ nắm rất rõ quy trình canh tác ra sao, xử lý sâu bệnh như thế nào… để đạt hiệu quả sản xuất tốt.

Thế nhưng khi mới bắt đầu trồng khảo nghiệm giống bắp chuyển gen 6919S cho Dekalb trong vụ hè thu 2015, trên diện tích 2.000 m2 ông Huệ không khỏi hồi hộp, lo âu.

Lo nhất là việc được khuyến cáo sử dụng thuốc diệt cỏ gốc Glyphosate trong ruộng bắp mà không cần phải che chắn gì cho cây bắp.

Bởi trước đây, khi còn trồng những giống bắp không chuyển gen, mỗi lần phải xịt thuốc trừ cỏ trên ruộng bắp, ông Huệ phải dùng chậu úp lên cây bắp non để thuốc không dính vào gây tổn hại cho cây.

Nhưng rồi, được sự động viên, đảm bảo của cán bộ kỹ thuật, ông Huệ đã mạnh dạn phun Glyphosate trùm lên diện tích trồng bắp chuyển gen mà chẳng cần phải che chắn gì cho cây.

Kết quả đã khiến ông thực sự ngỡ ngàng khi toàn bộ cỏ dại trên ruộng bị tiêu diệt hết, còn tất cả các cây bắp non đều không hề hấn gì.

Có một điều mà khi trồng bắp chuyển gen đã thương mại hóa, cả nông dân và nhà quản lý đều băn khoăn, đó là giá giống. Ông Lê Văn Chấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Đồng Tháp, cho rằng giá giống bắp chuyển gen tới 210.000 đ/kg là cao vì gấp đôi so với giá giống bắp thường.
Do đó, các công ty cần xem xét, đưa ra giá hạt giống bắp chuyển gen sao cho hợp lý hơn.

Ông Huệ tâm sự: “Trước đây, khi trồng bắp thường, phun thuốc diệt cỏ là một trong những khâu tốn nhiều thời gian, công sức nhất. Do cứ phải dùng chậu úp che kín từng cây bắp con để tránh bị dính thuốc diệt cỏ nên mỗi 1 công (1.000 m2) phải mất ít nhất là một buổi mới xong.

Còn với bắp chuyển gen, do không cần phải che chắn cây bắp nên chỉ một lát là xịt xong 1 công”.

Không những thế, trong suốt cả vụ trồng bắp chuyển gen, ông Huệ còn không phải tốn tiền, tốn công mua và xịt thuốc trừ sâu mà không hề bị sâu gây hại. Nhờ đó, ông đã giảm một khoản chi phí và công lao động không nhỏ.

Một niềm vui nữa là do không bị sâu gây hại nên các trái bắp chuyển gen có độ đồng đều cao hơn, trên mỗi trái không có hạt bị sâu. Do đó, bắp chuyển gen đạt năng suất cao hơn.

Ngày 17/8, ông Huệ thu hoạch bắp chuyển gen và bắp thường trồng đối chứng vụ hè thu. Kết quả cho thấy bắp chuyển gen đạt năng suất hạt tươi là 14,6 tấn/ha, bắp thường 9,3 tấn/ha.

07-59-59_nh-1-bp-chuyen-gen
Ông Huỳnh Văn Huệ và bắp chuyển gen vừa thu hoạch

Quy đổi ra hạt khô (ẩm độ 15%), năng suất bắp chuyển gen đạt 11,3 tấn/ha còn bắp thường là 7,2 tấn/ha, một sự cách biệt lớn.

Ông Nguyễn Văn Minh ở ấp Tân Bình Hạ, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, cũng lần đầu tiên trồng bắp chuyển gen trong vụ hè thu này trên diện tích 1.500 m2. Giống bắp ông trồng là NK66Bt/GT đã được phép thương mại hóa của Cty Syngenta.

Trong suốt cả vụ, ông Minh không cần phải xịt thuốc trừ sâu. Còn thuốc trừ cỏ chỉ phải xịt 1 lần (khi trồng bắp thường ông phải xịt 2 lần/vụ). Nhờ đó, ông đã giảm được nhiều về chi phí thuốc BVTV và công lao động.

Vì vậy, dù giống bắp chuyển gen có giá cao gấp đôi so với bắp thường (210.000 đ/kg so với 100.000-110.000 đ/kg), nhưng nhờ chi phí sản xuất giảm mạnh và tiết kiệm được nhiều công lao động nên tổng chi phí vẫn thấp hơn so với bắp thường.

Về năng suất, bắp chuyển gen cũng cao hơn khá nhiều so với bắp thường trên cùng cánh đồng. Ngày 18/8, ông Minh thu hoạch cả bắp thường lẫn bắp chuyển gen. Kết quả bắp chuyển gen cho năng suất quy ra hecta là 14 tấn hạt tươi, còn bắp thường là 10 tấn.

Toàn bộ chỗ hạt bắp tươi đó được thương lái tới thu mua ngay với giá 4.000 đ/kg. Tính ra, riêng ở chỗ năng suất cao hơn 40%, trong vụ hè thu này, nếu trồng 1 ha bắp chuyển gen, tiền bán bắp mà ông Minh thu về cao hơn tới 12 triệu đồng so với giống bắp thường.

Từ kết quả ấy, ông Minh cho biết trong những vụ bắp tới, ông sẽ mở rộng diện tích trồng bắp chuyển gen trên toàn bộ 3 ha đất ruộng của gia đình.

Bởi trước đây, khi trồng bắp thường, ông không dám trồng nhiều do công chăm sóc quá nặng, riêng phun xịt thuốc trừ cỏ, cứ 1 công là tốn đến 4-5 tiếng đồng hồ. Còn trồng bắp chuyển gen, chỉ cần 15 phút.

Theo dõi suốt quá trình trồng và chứng kiến việc thu hoạch của nông dân trồng bắp chuyển gen trong vụ hè thu, đại diện các cơ quan BVTV đều có những đánh giá tốt về giống chuyển gen.

Ông Tôn Hồng Tân, Trưởng trạm BVTV Tân Châu (An Giang) nhận xét: “Bắp chuyển gen giúp nông dân giảm chi phí, không tổn hại sức khỏe vì không còn phải phun thuốc trừ sâu. Về năng suất, nếu bắp chuyển gen đạt 10 thì bắp thường chỉ đạt 7-8”.

Ông Lê Văn Chấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Đồng Tháp, cho biết do bỏ hẳn việc phun thuốc trừ sâu (bắp thường phải phun 4-5 lần/vụ) và giảm 1 lần phun thuốc cỏ (bắp thường 2 lần/vụ), nên mỗi hecta, nông dân giảm được chi phí khoảng trên 1,5 triệu đồng.

Cộng với việc năng suất đạt cao hơn nhiều so với bắp thường, hiệu quả kinh tế mà bắp chuyển gen mang lại cho người nông dân.

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.