| Hotline: 0983.970.780

BasicGAP - giải pháp thay VietGAP

Thứ Tư 10/12/2014 , 08:11 (GMT+7)

Mới đây, JICA đã đưa ra đề xuất thay đổi phương pháp tiếp cận với GAP theo hướng từ dễ tới khó theo các tiêu chí GAP cơ bản (BasicGAP).

Ngày 9/12, Bộ NN-PTNT phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức hội thảo về SX cây trồng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và VietGAP cơ bản (BasicGAP).

Theo Cục Trồng trọt, Quy trình thực hành SX nông nghiệp tốt (VietGAP) đã được Bộ NN-PTNT xây dựng và ban hành từ đầu năm 2008. Đến nay, Cục Trồng trọt đã chỉ định tổng số 19 đơn vị thực hiện cấp chứng nhận cho các cơ sở SX đạt tiêu chuẩn VietGAP đối với 5 loại cây trồng gồm cà phê, lúa, quả và rau.

Tính đến năm 2014, tổng diện tích cây trồng đã được cấp chứng nhận VietGAP khoảng trên 14 nghìn ha, trong đó, hoa quả và chè là hai nhóm cây trồng được cấp chứng nhận VietGAP với diện tích lớn nhất (hoa quả hơn 6,6 nghìn ha, cà phê hơn 4,2 nghìn ha).

Trong khi đó, mặc dù diện tích rau cả nước hiện nay lên tới trên 830 nghìn ha, nhưng qua hơn 6 năm thực hiện, tổng diện tích rau được cấp chứng nhận VietGAP mới chỉ đạt gần 2 nghìn ha (bao gồm hơn 370 cơ sở SX, nhóm hộ, tổ hợp tác…).

Một trong những nguyên nhân khó khăn khiến diện tích rau đạt tiêu chuẩn VietGAP còn khiêm tốn đó là quy trình và số lượng tiêu chí theo VietGAP hiện nay quá nhiều (65 tiêu chí), trong khi với đặc thù tập quán SX, nhận thức của nông dân hạn chế, việc ghi chép nhật ký SX phức tạp khiến thực hiện VietGAP khó.

Thể theo các đề nghị của JICA, tháng 7/2014, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT về việc ban hành hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP (BasicGAP) cho SX rau. Sự ra đời của BasicGAP hi vọng sẽ tạo cú hích thuận lợi hơn cho việc tăng cường áp dụng GAP trong SX rau tại nước ta.

Sự phức tạp của VietGAP một phần xuất phát từ lịch sử ra đời, VietGAP vốn là quy trình được “khâu vá” từ nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật cho SX rau, hoa quả và chè an toàn, tuy nhiên quy chuẩn này chỉ áp dụng đối với các DN, cơ sở SX tập trung quy mô lớn mà chưa áp dụng đối với các đối tượng SX nhỏ lẻ.

Theo các chuyên gia, việc áp dụng VietGAP trong SX rau hiện nay là quá sức đối với nông hộ nhỏ lẻ, vốn đang chiếm tỉ lệ lớn trong lượng rau tiêu thụ trên thị trường. Trước tình hình này, mới đây, JICA đã đưa ra đề xuất thay đổi phương pháp tiếp cận với GAP theo hướng từ dễ tới khó theo các tiêu chí GAP cơ bản (BasicGAP), trước mắt là đảm bảm các tiêu chí nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cụ thể, BasicGAP đặt mục tiêu trước hết cho việc từng bước nâng cao tỉ trọng sản phẩm rau an toàn cho chính người tiêu dùng Việt Nam bằng cách đơn giản hóa bộ tiêu chí của VietGAP. Cụ thể, BasicGAP chỉ yêu cầu 26/65 tiêu chí so với VietGAP, trên cơ sở chắt lọc những tiêu chí cơ bản, quan trọng nhất của VietGAP, song vẫn phải đảm bảo sản phẩm an toàn, bền vững.

Trong số 26 tiêu chí của BasicGAP, sẽ được phân ra làm 2 mức bắt buộc thực hiện và khuyến khích thực hiện. Các đối tượng tham gia ghi chép nhật ký SX cũng sẽ được phân chia cụ thể ra từng công đoạn SX, gồm cả nông dân SX và các tổ, đội, nhóm hợp tác, HTX… Điều này góp phần giảm bớt gánh nặng về giám sát nhật ký SX cho nông dân thay vì toàn bộ công việc này đều do nông dân thực hiện như trước.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất