| Hotline: 0983.970.780

Bất cập thị trường thức ăn chăn nuôi: Bài toán giá, giải sao đây?

Thứ Tư 03/06/2015 , 16:55 (GMT+7)

Giá heo hiện ở mức 47.000 đ/kg đang còn "sống" được, nên các DN SX TĂCN lớn tha hồ bắt tay làm giá "bóp" người nông dân./ Thực trạng 'đau đầu'

Mặc dù giá nguyên liệu đã giảm "rõ như ban ngày" ngay từ giữa năm 2014 đến nay, nhưng giá cám vẫn còn "cứng như đá", trong khi TĂCN là mặt hàng bình ổn giá có sự kiểm soát của Chính phủ…

Giảm giá nhỏ giọt

Ngày 26/5, anh Phùng Hữu Thành, chủ đại lý TĂCN Hồng Ân ở xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP.HCM cho chúng tôi đọc tin nhắn vừa nhận được qua di động với nội dung: Cty Anco mới giảm giá bán TĂCN thêm 180 đồng/kg, tức 4.500 đồng/bao (25kg).

“Như vậy, từ đầu năm đến nay công ty này đã giảm giá TĂCN được 4 lần. Hồi tháng 1/2015, họ giảm 160 đồng/kg. Tháng 2, giảm thêm 140 đồng/kg. Tới tháng 3 giảm tiếp 140 đồng/kg. Tổng cộng, Cty này đã giảm giá bán ra TĂCN 15.500 đ/bao từ đầu năm đến nay.

Nhưng đây mới chỉ giảm giá do nhà nước miễn 5% thuế giá trị gia tăng mà các Cty SX TĂCN đã đưa vào giá thành trước đây. Tuy nhiên, thay vì giảm giá luôn một lúc thì họ lại giảm "nhỏ giọt" bằng cách chia làm nhiều đợt", anh Thành nhấn mạnh.

Và không chỉ có Cty Anco, từ đầu năm đến nay, còn nhiều Cty khác cũng đã rải ra nhiều đợt giảm giá như Cty De Heus (3 lần), CP (3 lần), Master (4 lần), Japfa (3 lần)...

Giải thích việc này, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN VN cho rằng, trước đây TĂCN phải chịu 3 loại thuế là thuế nhập khẩu, thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, chỉ có thuế VAT là được giảm về mức 0%. Tuy nhiên, chính sách này chỉ áp dụng đối với các nguyên liệu nhập khẩu như ngô (bắp), đậu nành nên mức giảm không nhiều. Nguyên nhân là do TĂCN hiện có từ 20-22 loại nguyên liệu, trong khi phần lớn các Cty sản xuất, chế biến TĂCN trong nước vẫn phải nhập khẩu các loại phụ phẩm khác như bột cá, vitamin, khoáng chất các loại…

“Mức thuế VAT được giảm vừa qua chỉ tương đương khoảng 3% trên giá thành sản phẩm. Nếu nhà nước áp dụng giảm thuế cho tất cả các loại nguyên liệu bổ sung dùng để chế biến TĂCN thì giá sản phẩm đầu ra (cám) có thể giảm được từ 7-8%”, ông Lịch nói.

Trái lại, ông Nguyễn Kim Đoán, PCT Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, ngay từ đầu năm 2015, Chính phủ đã miễn thuế VAT 5% cho mặt hàng TĂCN, nhưng các DN viện lý do chi phí vận chuyển tăng, giá điện tăng, nhập khẩu nguyên liệu giá cao từ nhiều tháng trước nên họ giảm theo… lộ trình!

Chỉ "chết" người chăn nuôi!

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ giữa năm 2014 đến nay, giá nguyên liệu trong nước như bắp, bã đậu nành, cám gạo... đều giảm, thậm chí, có thời điểm giá còn giảm sâu. Đơn cử chỉ trong quý I/2015, giá bắp (ngô) từ 6.500 đ/kg giảm xuống còn 5.500 đ/kg; bã đậu nành từ 12.500 đ/kg còn 10.500 đ/kg...

Trong khi đó, TĂCN chế biến có thành phần nguyên liệu bắp, đậu nành chiếm tới 65-70% nên giá thành SX TĂCN nếu tính đúng, tính đủ chỉ vào khoảng 7.500-8.000 đ/kg. Nhưng hiện các Cty giao đại lý giá 10.500 đồng/kg đối với TĂCN loại dành cho heo thịt, 15.500 đ/kg đối với loại dành cho heo con.

"Chính vì cơ chế điều hành, quản lý mình còn nhiều chỗ hở nên các DN thường dựa vào đó để bảo vệ lợi ích, không chịu chia sẻ với người chăn nuôi. Trong việc điều hành giá cả TĂCN, hiện có quy định về mức trần tăng giá, nhưng lại không có quy định về nghĩa vụ phải giảm giá. 
Theo tôi, nhà nước cần bổ sung thêm những quy định chặt chẽ hơn, như bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất, chế biến TĂCN phải có trách nhiệm hạ giá bán theo biến động của thị trường vì với ngành chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm đến 70% giá thành sản phẩm. 
Đây cũng là ngành sản xuất có điều kiện và TĂCN cũng là một mặt hàng thiết yếu” (Ông Nguyễn Văn Phụng, Đại biểu Quốc hội khóa 13, Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM).

Như vậy, lợi nhuận của các Cty SX TĂCN thuộc vào "hàng khủng". Thế nên, không lạ gì khi gần đây Tập đoàn Masan (chuyên ngành tiêu dùng - PV) thông báo đã mua đứt phần lớn cổ phần của 2 công ty TĂCN vào tốp đầu với tham vọng đến năm 2020 sẽ đạt được 50% thị phần TĂCN của Việt Nam.

Ông Phạm Đức Bình, PCT Hiệp hội TĂCN VN cho biết thêm, theo qui luật hàng năm, vào thời điểm giá những mặt hàng như bắp, đậu nành giảm xuống thấp, các Cty SX TĂCN sẽ nhập số lượng lớn nhằm trữ nguyên liệu để phục vụ sản xuất cho những tháng tới. Như vậy, việc các Cty đến nay vẫn còn "neo giá" thì thật khó hiểu!

Ông Thành, chủ đại lý TĂCN Hồng Ân nói bức xúc: "Đại lý và nông dân dài cổ chờ các Cty giảm giá, bởi không có lý gì khi giá đầu vào giảm mà giá đầu ra vẫn cứ “trơ như đá”. Theo ước tính, các Cty SX, chế biến TĂCN phải tiếp tục giảm giá thêm ít nhất là 15.000-20.000 đ/bao thì mới phù hợp".

Còn bà Đỗ Thị Mai Oanh, chủ đại lý TĂCN ở xã An Điền, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tính toán: chi phí để nuôi một con heo đạt trọng lượng 100 kg (1 tạ) gồm có 8 bao TĂCN (260 ngàn đồng/bao), vị chi hơn 2 triệu đồng; con giống (25 kg) là 1,8 triệu đồng; tiền điện, nước, công lao động thêm 300 ngàn đồng.

Tổng cộng, chi phí để chăm một con heo con 25 kg đạt trọng lượng 1 tạ khi xuất chuồng là 4,1 triệu đồng. Hiện nay, giá heo hơi là 4,7 triệu đồng/con (1 tạ). Như vậy, trừ đi mọi chi phí, người chăn nuôi còn lời 600 ngàn đồng/con.

Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vài chục con, chỉ cần “rớt” vài con là hòa vốn, còn dịch bệnh "đi" (chết) sạch là cầm chắc lỗ. "Nhiều hộ dân thấy giá heo đang "thơm", nhập heo con về nuôi rồi lên cửa hàng mua cám. Sau 3-4 tháng, bán heo xong lên gặp tôi trả tiền cám thì riêng khoản này đã chiếm hết phân nửa. Tội nghiệp lắm!", bà Oanh kết luận.

Theo ông Lưu Văn Minh, nguyên Chủ tịch HND xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, hiện là chủ trại nuôi 150 con heo thịt, các hộ chăn nuôi nhỏ cho đến những những trại lớn không "trường vốn" thường có tâm lý mua TĂCN ở các đại lý bởi nghĩ rằng có 3 cái lợi là: "không thế chấp, không lãi suất và không thời hạn".

"Tôi biết có nhiều đại lý TĂCN qua quá trình kinh doanh đã trở thành đại gia, nhưng cũng không ít bị phá sản vì nông dân nợ tiền cám nhiều quá. Chỉ cần nuôi 100 con heo thịt, mỗi tháng phải chi phí mất 300 bao cám (3 bao/con), trị giá khoảng trên 80 triệu đồng/tháng.

Nuôi heo trong 3-4 tháng, tiền mua TĂCN đã hết 240 triệu đồng. Nếu trả tiền mặt 50% thì cũng còn nợ lại đại lý 120 triệu đồng. Chỉ cần 10 trại mắc nợ thì đại lý cũng ôm nợ hết 1,2 tỷ đồng rồi", ông Minh nói.

Chúng tôi đặt câu hỏi, TĂCN giá cao, vì sao người chăn nuôi không tự mua nguyên liệu như bắp, cám gạo, bã đậu nành, bột mì, bánh dầu đậu phộng, cùng các loại thức ăn bổ sung như premix, bột sò... về pha trộn để tiết kiệm giá thành?

Ông Minh đáp: “Theo tính toán nông dân, nếu mua nguyên liệu về tự trộn thì giá thành 1 kg TĂCN vào khoảng 8.200-8.600 đ, rõ ràng là rẻ hơn rất nhiều so với giá TĂCN chế biến sẵn do các Cty SX (12.000-16.000 đồng/kg).

Thế nhưng, muốn tự pha trộn thì các hộ chăn nuôi phải liên kết để mua máy trộn, xây kho chứa nguyên liệu, công thức pha trộn... không đơn giản chút nào. Thế nên, đối với các hộ nhỏ lẻ hoặc các trại hầu hết là buộc phải mua cám bên ngoài dù biết rằng giá của nó bao giờ cũng cao hơn 20% so với giá TĂCN do mình tự làm”.

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm