| Hotline: 0983.970.780

Bất chấp khuyến cáo, nông dân Đăk Lăk ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu

Thứ Sáu 29/07/2016 , 15:21 (GMT+7)

Theo đánh giá của Sở NN-PTNT Đăk Lăk, hiện nay, diện tích cây hồ tiêu ở tỉnh này đang tăng lên từng ngày và diện tích đã tăng hơn 4 lần so với quy hoạch đến năm 2015. 

Hiện nay, ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, giá tiêu hạt đang ở mức cao hơn gấp nhiều lần so với các loại nông sản khác trên địa bàn (164.000 đồng/kg) và ổn định, nên người dân đã bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, ồ ạt mở rộng diện tích trồng cây hồ tiêu ngay trong mùa mưa năm nay. 

Theo đánh giá của Sở NN-PTNT Đăk Lăk, hiện nay, diện tích cây hồ tiêu ở tỉnh này đang tăng lên từng ngày và diện tích đã tăng hơn 4 lần so với quy hoạch đến năm 2015. 

Gia đình anh Võ Đức Dậu ở thôn 2, xã Cư Suê (huyện Cư M’gar) có 2ha cà phê gần nhà đã già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh, năng suất kém. Trước đây, dự định sẽ trồng tái canh cà phê, nhưng thấy giá tiêu hạt ngày càng tăng và ổn định kéo dài nên anh đầu tư chuyển sang trồng tiêu. Theo tính toán, sau 5 năm vườn cà phê đi vào kinh doanh ổn định, với mức giá cà phê nhân như hiện nay (37.500 đồng/kg) thì mỗi niên vụ gia đình chỉ thu lãi khoảng 120 đến 130 triệu, trong khi đó, với cây hồ tiêu thì thu lãi gần tỷ đồng mà vốn đầu tư, công chăm sóc lại ít hơn. 

Còn gia đình anh Y Hùng Niê, ở xã Ea Hu; chị Nguyễn Thị Vinh, ở xã vùng sâu Ea Ning (huyện Cư Kuin); mùa mưa này mỗi gia đình cũng đã chuyển gần 1ha cà phê già cỗi gần nhà sang trồng cây hồ tiêu, kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn… 
Thực tế, hiện nay, ở tỉnh Đăk Lăk, ngoài việc chuyển đổi đất vườn tạp, người dân ở các huyện, thị xã, vùng ven thành phố Buôn Ma Thuột còn đua nhau chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, diện tích cà phê không chủ động được nguồn nước, năng suất kém, diện tích cây điều sang trồng cây hồ tiêu.

Tuy nhiên, do phát triển ồ ạt, chạy theo phong trào, nhiều gia đình ở tỉnh Đăk Lăk đã trồng tiêu trên đất không thích hợp, sử dụng các loại tiêu giống không rõ nguồn gốc dễ mang nhiều hệ lụy gây thiệt hại lớn cho người trồng. Trong thời gian qua, hàng năm, tỉnh Đăk Lăk cũng thường xuyên có hàng trăm ha cây hồ tiêu bị dịch bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, nấm, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng… 

Hiện nay, tỉnh Đăk Lăk có trên 25.500ha tiêu; trong đó, có 11.642ha tiêu cho sản phẩm, với sản lượng năm 2016 dự kiến đạt gần 36.000 tấn tiêu hạt. Đây cũng là địa phương có diện tích tiêu nhiều nhất ở khu vực Tây Nguyên.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm