| Hotline: 0983.970.780

Bất chấp luật pháp, 'được voi đòi tiên!'

Thứ Tư 01/11/2017 , 13:35 (GMT+7)

Với lý do gia đình mình bị chính quyền địa phương thu hồi đất ở mà không bồi thường thỏa đáng, ông Nguyễn Đức Quy ở khối 4, thị trấn Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), không giao trả mặt bằng, không nhận đất tái định cư, mặc dù ông đã nhận đủ tiền hỗ trợ đền bù theo phương án được phê duyệt.

Bất chấp luật pháp

Ông Nguyễn Xuân Tú, Chủ tịch UBND thị trấn Bồng Sơn, cho biết nguồn gốc xuất xứ của nhà đất nằm trong diện giải tỏa của ông Nguyễn Đức Quy như sau: Vào ngày 8/11/1993, gia đình ông Nguyễn Đức Quy được ông Mai Xuân Diễn chuyển nhượng 100m2 đất bãi bồi ven sông Lại Giang bằng giấy viết tay, đây là đất sản xuất nông nghiệp.

14-02-21_2
Cụ Thái Mươi trò chuyện với PV về nguồn gốc đất ông Quy đang ở

Năm 1994, gia đình ông Quy tự ý xây dựng 72,67m2 nhà ở trên thửa đất sang nhượng của ông Diễn mà chưa được sự cho phép của cấp có thẩm quyền. Đến năm 2000, ông Quy tiếp tục xây thêm 1 căn nhà khác liền kề với căn nhà được xây dựng vào năm 1994 trên diện tích 134,33m2, cũng chưa được cấp thầm quyền cho phép.

Một ngày sau khi ông Quy cất nhà trái phép lần 2, vào ngày 14/3/2000, UBND thị trấn Bồng Sơn lập biên bản đình chỉ xây dựng nhà của ông Quy. Sang ngày 15/3/2000 UBND thị trấn Bồng Sơn tiếp tục lập biên bản vi phạm hành chính về đất đai và tiếp tục yêu cầu đình chỉ thi công. Tuy nhiên, sự can thiệp của chính quyền địa phương như “nước đổ lá môn”, ông Quy vẫn ngang nhiên xây dựng dấn tới.

Đến ngày 7/4/2000, UBND thị trấn Bồng Sơn lại lập biên bản buộc ông Quy phải đình chỉ việc xây dựng nhà lần thứ 3, tại biên bản này, ông Quy nêu ý kiến vì không có chỗ ở ổn định nên gia đình ông vẫn tiếp tục xây dựng nhà, nhưng cam kết nếu sau này pháp luật xử lý như thế nào thì ông sẽ chịu vậy.

Cụ Thái Mươi (87 tuổi), ở khối 4 thị trấn Bồng Sơn, từng là cán bộ Nông hội xã, cho biết: “Thửa đất ông Quy đang ở vốn là đất bãi bồi ven sông Lại Giang, ông Diễn khai hoang xong trồng rau, sau đó sang nhượng cho ông Quy. Ông Quy đến ở rồi lấn dần mới có diện tích lớn như bây giờ”.
 

Được đằng chân, lân đằng đầu!

Thực hiện Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc của Chi cục Thuế huyện Hoài Nhơn tại thị trấn Bồng Sơn, nhà đất của ông Nguyễn Đức Quy nằm trong diện giải tỏa. Căn cứ chính sách hiện hành, căn nhà được xây dựng vào năm 1994 trên diện tích 72,67m2 được Hội đồng GPMB huyện Hoài Nhơn bồi thường đất ở.

Đối với căn nhà xây dựng vào năm 2000 trên diện tích 134,33m2 không được công nhận là đất ở do vi phạm quy hoạch sử dụng đất, vi phạm hành lang an toàn công trình đã được công bố và cắm mốc; nên căn cứ điểm b, khoản 5, điều 25 của Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định, ông Quy không được bồi thường về đất, mà chỉ được hỗ trợ 50% đối với công trình xây dựng trên đất.

14-02-21_3
Gia đình ông Quy vẫn “bình chân như vại” trên nhà đất bị giải tỏa

Không đồng ý với phương án bồi thường nói trên của UBND huyện Hoài Nhơn, ông Quy liên tiếp có 3 đơn khiếu nại gửi lên UBND tỉnh Bình Định. Sau khi xem xét vụ việc, UBND tỉnh Bình Định bác toàn bộ nội dung khiếu nại của ông Quy, và công nhận cách giải quyết của UBND huyện Hoài Nhơn.

Tuy nhiên, xét hoàn cảnh của gia đình ông Quy là hộ chính sách, có công với cách mạng, hiện đang thờ phụng Mẹ Việt Nam anh hùng, con liệt sĩ, bản thân được Nhà nước tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, nên UBND tỉnh Bình Định giao huyện xem xét miễn giảm tiền sử dụng lô đất tái định cư (TĐC) cấp cho hộ ông Quy, và cấp cho con trai ông Quy là Nguyễn Hoàng Thái thêm 1 lô đất TĐC nữa. Riêng lô đất cấp cho ông Thái được thu tiền sử dụng đất ở mức sát giá thị trường.

Tuy nhiên, ông Quy không bằng lòng việc thu tiền sử dụng đất lô đất được cấp thêm nên không nhận đất TĐC và không giao trả mặt bằng. Đến buổi đối thoại diễn ra vào ngày 17/4/2017 giữa ông Quy với UBND huyện Hoài Nhơn, ông Quy đồng ý với phương án bồi thường của Hội đồng GPMB, tự nguyện nhận tiền và đồng ý giao đất trước ngày 5/5/2017. Ông Quy đồng thời đề nghị Hội đồng GPMB huyện chi trả tiền hỗ trợ để gia đình ông ổn định cuộc sống sau khi giao trả mặt bằng.

Tuy nhiên, sau khi nhận khoản tiền hỗ trợ hơn 860 triệu đồng cùng tiền hỗ trợ di chuyển nhà 40 triệu đồng, ông Quy vẫn không chấp hành giao trả mặt bằng. Ông Quy nêu lý do chưa thuê được nhà ở nên chậm giao trả mặt bằng.

Nhân nhượng, ông Phạm Trương, Bí thư Huyện ủy Hoài Nhơn chỉ đạo UBND huyện phối hợp cùng UBND thị trấn Bồng Sơn đưa ông Quy đến tất cả các khu TĐC trên địa bàn thị trấn Bồng Sơn để tham khảo, ông Quy chọn bất cứ chỗ nào là cấp chỗ đó. Tuy nhiên, cả 4 khu tái định cư ông Quy đều lắc đầu, dù đó là những khu đất đắc địa.

“Ông Quy nghĩ mình đang thờ Mẹ Việt Nam anh hùng, con liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng nên mới đòi hỏi quá đáng như vậy. Thế nhưng huyện Hoài Nhơn hiện có đến 2.067 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 11.277 liệt sĩ và hơn 13.000 gia đình có công với cách mạng, nếu ai cũng vin vào gia đình chính sách mà đòi hỏi quá đáng như ông Quy thì xã hội loạn hết”, anh T.Q.T, cư dân khối 4 thị trấn Bồng Sơn, bộc bạch.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm