| Hotline: 0983.970.780

Bất hiếu

Thứ Năm 06/09/2012 , 14:19 (GMT+7)

Bà Dung sinh được hai đứa con, một trai, một gái. Thằng con trai lớn của bà tên Lợi, đã lập gia đình, ở bên vợ.

Mẹ đau bệnh, con ung dung

Bà Dung sinh được hai đứa con, một trai, một gái. Thằng con trai lớn của bà tên Lợi, đã lập gia đình, ở bên vợ. Cô con gái út tên An, đang làm thuê ở Sài Gòn. Chồng bà Dung bỏ theo vợ bé khi cô con gái út lên 6 tuổi, bỏ bà một mình tần tảo nuôi hai đứa con. Giờ hai đứa đều khôn lớn, mỗi đứa một nơi, chỉ mỗi mình bà cô đơn trong căn nhà lá. Những lúc rảnh anh Lợi mới ghé thăm bà, khoảng… một năm khồng chừng (!). Riêng An, mỗi tháng cô đều điện thoại hỏi thăm sức khỏe và gửi tiền về cho mẹ.

Thấy sức khỏe trong người mình không được ổn, bà Dung đi khám ở bệnh viện tỉnh và kết quả là bị mắc chứng bệnh ung thư hậu môn trực tràng. Bệnh viện tỉnh làm thủ tục chuyển bà lên Trung tâm Ung bướu TP.HCM để điều trị. Không tiền, không người săn sóc bà buộc phải điện thoại cho hai đứa con để cầu cứu. An hay tin mẹ bệnh, cô vội mượn bà chủ một số tiền khá lớn để lo cho mẹ. Nhưng cô không thể nào săn sóc mẹ được vì còn phải làm để trả lại số nợ đã mượn. Riêng anh Lợi, từ khi hay tin mẹ bệnh, anh ung dung ở nhà chè chén với bạn bè, đánh bạc ăn tiền. Cho đến khi sạch túi, anh xòe tay xin vợ vài chục ngàn để lên thành phố nuôi mẹ. Vợ của Lợi còn hai đứa con nhỏ nên không thể lên cùng. Gặp được mẹ, anh vẫn thản nhiên, xem như đây là một cái nợ cần phải trả. Có người săn sóc, bác sĩ làm thủ tục cho ca mổ. Sau 6 giờ mổ, ca mổ thành công.

Vài ngày sau, thấy mẹ đã đi lại được và có thể tự lo cho bản thân, Lợi đã nhờ một người nuôi bệnh nhân cạnh giường bệnh của mẹ mình trông chừng giùm, anh bảo là về quê có công chuyện ba ngày sau sẽ lên. Sau đó, anh… xin mẹ 100.00 đồng và đón xe về… nhà hàng tỉnh để ăn tiệc cưới của thằng bạn thân. Ba ngày, bốn ngày… rồi một tuần sau vẫn không thấy anh xuất hiện. Vì không có ai săn sóc nên vết thương vừa mổ xong bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ đề nghị với bà Dung phải mổ lại lần nữa.

Về phần An, mỗi tuần cô vẫn nghé thăm mẹ. Thấy người anh của mình bạc bẽo với mẹ như thế, An đã về chỗ làm tha thiết van xin bà chủ cho mình nghỉ một thời gian để nuôi bệnh mẹ, khi nào mẹ mạnh khỏe thì cô sẽ vào làm lại để trả nợ. Thấy hoàn cảnh của An khó khăn, lại hiếu thảo nên bà chủ đã chấp nhận. An có điện cho anh mình mấy lần nhưng vợ chồng Lợi đều né tránh, không muốn gặp. Nghe đâu sau đó, Lợi đã đi tàu vào Hà Tiên để chở cát thuê.

Khi tình nặng hơn hiếu

Chương là chàng trai bản lĩnh, học giỏi và đạt được nhiều thành tích trong học tập ở trường đại học. Sau khi ra trường, Chương được moat tập đoàn điện tử nước ngoài mời về làm việc. Nhiều năm tích cóp, sự nghiệp trong tay vững chắc, Chương thưa với ba là mình muốn cưới vợ, cô gái ấy cũng là người có học thức lại xinh đẹp. Ông Thanh, ba của Chương rất mừng, vì bấy lâu nay đứa con trai ngoan của ông vẫn giấu giếm tình cảm chẳng thổ lộ cho ông biết một tí nào. Ông tất tả qua nhà gái hội ý, rồi hối hả đi xem ngày để cho hai đứa cưới nhau. Đám cưới giữa Chương và Hồng đã diễn ra sau đó một tháng.

Dạo đầu về nhà chồng, cô con dâu còn lễ phép, ra vẻ ngoan hiền, nhưng về sau thì xem ra cô không mấy thích ông ba chồng “xưa như trái đất”. Cô thường bảo với chồng vứt những thứ mà cô cho là linh tinh của ba chồng để xung quanh nhà như: Vỏ bình trà bằng quả vừa khô, đôi guốc dông, những chiếc áo bà ba cũ kỹ treo ngay góc nhà… Sợ phật lòng vợ, Chương đã đề nghị với ba thu gom những thứ ấy vào một chỗ. Thương con, ông Thanh đem tất cả các kỹ vật cất đi nhưng được vài ngày thấy nhớ, ông lại đem ra ngắm và dùng. Bực mình vì những thứ “cổ lỗ” ấy, Hồng đã gom tất cả quẳng vào sọt rác. Thấy những kỷ vật yêu quý của mình bị mất, ông Thanh buồn lắm. Biết là con dâu làm, nhưng ông không muốn nói với thằng con trai sợ gia đình có chuyện hục hặc.

Đó là chưa nói đến phép cư xử của Hồng đối với ba chồng. Cô thường hay nói “nói trống không” với ông Thanh: “Vô ăn cơm nè”, “Khuya rồi mà còn chưa chịu tắt ti-vi”, "Mới 4 giờ sáng mà đã dậy quấy rầy, không cho ai ngủ hết”… Ông vẫn bình thản bảo con dâu: “Ba quen rồi, con ạ!”.

Ngày cuối tuần, hai vợ chồng Chương dắt nhau vào nhà hàng thưởng thức món ngon, bỏ ông ở nhà một mình. Ngồi không chẳng yên, nhìn thấy áo của Chương treo trên tường nhăn nhó, ông nhớ lại ngày xưa vẫn thường ủi áo cho con, liền lấy bàn là ra ủi. Nhưng do không quen bàn là điện, vì ngày xưa ông vẫn dùng bàn là than, nên ông chỉnh tới chỉnh lui đến độ mức nóng quá cao làm chiếc áo sơ mi đã bị cháy xám.

Vợ chồng Chương về tới, thấy chuyện như thế liền oang oang với ba mình. Tiếc chiếc áo sơ mi đắt tiền mới mua, Chương đã nộ nạt ba, bảo rằng ông là người… vô dụng (!?). Cô con dâu hùa theo, mắng nhiếc ba chồng là… đồ ăn hại. Uất ức dâng trào trong lồng ngực nhưng ông cố nén, xin lỗi hai người rồi lủi thủi ra sau nhà mắc võng nằm.

Đêm đó, hai người bỏ đói ông Thanh để say sưa vào phòng riêng ngắm những thứ trang sức, quần áo… mà họ đã mua lúc sáng. Ông Thanh đã đi nằm từ lâu nhưng chưa ngủ. Ông ôm tấm hình của bà vợ quá cố mà khóc. Bây giờ ông rất đói, nhưng không đói cơm mà đang đói một tình cảm của đứa con trai ruột và nàng dâu dành cho mình. Ông rảo bước ra phòng khách định uống cốc nước, chợt nghe vợ chồng anh Chương bàn tính là sẽ đưa ông vào viện dưỡng lão.

Ông chết lặng, nước mắt cứ chực trào ra. Ông vội thu xếp vài bộ quần áo bà ba cũ kỹ rồi lén bỏ về quê trong đêm đó, tìm đến nhà người cháu bà con ở nhờ. Niềm vui cuối đời của ông là được thảnh thơi chốn quê mình, lúc chết được nằm cạnh mộ của người vợ yêu dấu.

Đạo làm con là thế?

Từ nghìn xưa đến nay, không có đạo lý nào dạy con người chúng ta làm những điều bất hiếu với người đã mang nặng đẻ đau, sinh thành dưỡng dục ra mình. Tuy xã hội ngày một phát triển, cuộc sống từng bước hiện đại hóa, con người thay đổi về mặt vật chất lẫn tư tưởng… nhưng với đạo làm con vẫn tồn tại mãi mãi một chân lý: Hiếu thảo với cha mẹ.

Những câu chuyện bất hiếu trên chính là một bài học, lời nhắc nhở mà những ai đang làm con cảnh tỉnh, ngộ ra. Hãy yêu thương cha mẹ, để cho cha mẹ mình có một thế giới riêng của tuổi già, đồng thời trân trong ngay cả những việc làm của cha mẹ mà giới trẻ chúng ta cho là “sến”, là lỗi thời.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm