| Hotline: 0983.970.780

Bắt hổ bé để đè hổ lớn

Thứ Năm 23/01/2014 , 09:59 (GMT+7)

Chỉ trong thời gian ngắn sau khi lên lãnh đạo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tỏ rõ quyết tâm bài trừ tận gốc tham nhũng trong bộ máy chính quyền Trung Quốc. Liên tiếp những cán bộ cấp cao trong bộ máy lãnh đạo dính đến tham nhũng đều bị đem điều tra, xét xử.

Chỉ trong thời gian ngắn sau khi lên lãnh đạo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tỏ rõ quyết tâm bài trừ tận gốc tham nhũng trong bộ máy chính quyền Trung Quốc. Liên tiếp những cán bộ cấp cao trong bộ máy lãnh đạo dính đến tham nhũng đều bị đem điều tra, xét xử.

>> ''Hổ'' bắt đầu sa lưới

Có thể kể đến một số quan chức đã bị trừng trị trong thời gian ông Tập Cận Bình nắm quyền như Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Chu Vĩnh Khang, thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Cốc Tuấn Sơn hay một số quan chức cấp tỉnh như Đồng Khanh Diêm, quan chức tỉnh Hồ Nam và Lý Sùng Hy, cố vấn chính trị của Tứ Xuyên.


Ông Chu Vĩnh Khang

"Mạng lưới tham nhũng rộng lớn"

Trong số các tham quan bị bắt thời gian gần đây, nổi bật là Lý Sùng Hy, quan chức quan cấp của tỉnh Tứ Xuyên, người được cho là "đệ tử" của Chu Vĩnh Khang.

Lý Sùng Hy, Chủ tịch Ủy ban Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc tại tỉnh Tứ Xuyên, là quan chức cấp cao thứ 3 tại tỉnh Tứ Xuyên bị điều tra trong năm nay. Tội danh của Lý khi bị đem điều tra là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp và kỷ luật đảng”. Theo BBC, đây là cụm từ thường được dùng trong các bản án dành cho quan chức tham nhũng ở Trung Quốc.

Theo tiểu sử của các nhân vật chính trị Trung Quốc, thời điểm từ 2000 - 2002, Lý làm Phó Bí thư tỉnh Tứ Xuyên phụ trách cơ quan chống tham nhũng, trong khi đó Chu Vĩnh Khang đang nắm chức Bí thư Tỉnh ủy.

Trong khi đó, tờ Want China Times của Đài Loan nói về những tin đồn xung quanh việc bắt giữ Lý có liên quan đến quá trình điều tra Chu Vĩnh Khang vì mối liên hệ giữa 2 người trong sự nghiệp chính trị của họ.

Tuy nhiên, các nguồn tin điều tra còn tiết lộ thêm nhiều tình tiết dẫn đến việc bắt giữ Lý Sùng Hy, trong đó đáng chú ý nhất là việc bán kẽm và quyền thăm dò, khai thác chì ở các mỏ tại Tứ Xuyên với tổng trị giá lên đến 88.4 triệu USD.

Ngoài Lý Sùng Hy, các cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc đã bắt giữ thêm nhiều quan chức Tứ Xuyên khác, chủ yếu ở cấp thành phố, có liên quan đến các hoạt động mua bán bất động sản của Lý. Họ đều đang bị giam giữ để phục vụ điều tra với tội danh tham nhũng hay lợi dụng chức vụ, nhận hối lộ gây hậu quả nghiêm trọng.

Want China Times cũng nói thêm, quá trình điều tra ông Lý đã được thực hiện từ lâu nhưng giữ kín và ông ta bị cấm ra nước ngoài. Tờ báo Đài Loan dẫn nguồn tin điều tra nói các điều tra viên của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương - cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc - đã đến Tứ Xuyên nhiều lần trong vài tháng gần đây để nắm rõ hơn hoạt động của Lý.

Tờ Asahi Shimbun, 1 trong 5 tờ báo quốc gia lớn nhất của Nhật Bản nói lãnh đạo Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay, điều tra và bắt giữ nhiều quan chức cấp cao trong một “mạng lưới tham nhũng rộng lớn”.


Lý Sùng Hy, quan chức Tứ Xuyên được cho là "đệ tử" của Chu Vĩnh Khang đã bị bắt

Tuy nhiên, tờ báo nhận định rằng quy mô và cường độ của các cuộc bắt bớ, điều tra quan chức hiện nay là bất thường, ngay cả với quyết tâm chống tham nhũng của Trung Quốc. Tờ báo đã đặt ra câu hỏi về động cơ thực sự của hoạt động này dù cho theo Asahi Shimbun "trên bề nổi, đây là chiến dịch cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiểm tra các cá nhân lạm dụng quyền lực".

Chỉ hơn một năm kể từ khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức Chủ tịch Trung Quốc nhưng nhìn lại chúng ta có thể thấy được việc thứ trưởng, Phó Chủ tịch tỉnh hay các quan chức cấp cao ở tỉnh vị cách chức, giam giữ và điều tra tham nhũng tháng nào cũng có.

Chỉ đón năm mới 2014 chưa được 1 tháng nhưng hàng loạt quan chức cấp trung ở tỉnh của Trung Quốc đã bị điều tra và nhiều khả năng không được ăn Tết Giáp Ngọ một cách trọn vẹn. Theo Asahi Shimbun, trọng tâm chống tham nhũng giai đoạn này của Trung Quốc nhằm vào Chu Vĩnh Khang 1 trong 9 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhóm lãnh đạo cao cấp nhất của Chính phủ Trung Quốc.

Tờ báo Nhật Bản cho rằng không còn nghi ngờ gì nữa về việc ông Tập Cận Bình và một số lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đang quan ngại sâu sắc trước nạn tham nhũng và cho rằng nếu tệ nạn này lan rộng sẽ hình thành nên mối đe dọa trực tiếp với sự tồn tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuy nhiên, mối lo này cũng không thể giúp trấn an dư luận, hàng loạt vụ cách chức, giam giữ, điều tra cán bộ cấp cao đã khiến nhiều người đưa ra câu hỏi "liệu đây có phải là một phần quá trình dọn dẹp lại bộ máy chính trị?", Asahi Shimbun phân tích.

Theo tờ báo này, khi nhìn lại hàng loạt các sự kiện gần đây có thể nói rằng chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn đang được tiến hành thời gian gần đây thực ra là cuộc thanh trừng chính trị được thiết kế nhằm củng cố cơ sở quyền lực của chính quyền do ông Tập Cận Bình đang lãnh đạo. 

Mạnh tay hơn nữa

Asahi Shimbun cho rằng, việc tham nhũng hay lợi dụng chức vụ ở các quan chức Trung Quốc không phải là điều gì đáng ngạc nhiên. Ngay cả khi họ không trực tiếp nhận hối lộ thì các quan chức vẫn sử dụng ảnh hưởng của mình để giúp đỡ các DN, Cty của người thân. Vì vậy, khi nói về lạm dụng quyền lực thì quy mô có thể là khắp cả nước.

Dù mục đích bên trong có là gì thì vẫn phải công nhận các thành tựu của Trung Quốc trong quá trình làm trong sạch đảng dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình với nhiều biện pháp được cho là cứng rắn và có hiệu quả.

Không dừng lại ở đó, trong năm mới 2014, chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục mạnh tay với các thành phần tham nhũng với nhiều cải cách trong quá trình điều tra, giúp làm trong sạch hơn và loại bỏ hoàn toàn tham nhũng ra khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết, cuộc chiến chống tham nhũng trong năm nay sẽ bao gồm tất cả mọi quan chức, trong đó, các thành viên Bộ Chính trị kiêm nhiệm chức danh Bí thư tỉnh cũng không nằm ngoài “phạm vi giám sát” của cơ quan này.

Cán bộ của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được gài vào tất cả các cơ quan đảng và ban ngành chính phủ, thay vì chỉ một số cơ quan đảng nhất định như trước đây. (Hết)

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất