| Hotline: 0983.970.780

Bất hợp lý công nhận bằng cấp

Thứ Tư 27/03/2013 , 12:54 (GMT+7)

Hiện nay, việc công nhận bằng cấp, trình độ ở nước ta có những điều bất hợp lý.

Hiện nay, việc công nhận bằng cấp, trình độ ở nước ta có những điều bất hợp lý.

Ví dụ, một người tốt nghiệp ĐH ngành KHXH với môn học, kiến thức tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị. Tuy nhiên, không được coi là đã có trình độ trung cấp lý luận chính trị, khi cần vẫn phải đi học trung cấp lý luận chính trị! Nghĩa là phải học mất một thời gian gần hơn 1 năm mới có bằng này.

Còn người tốt nghiệp ĐH ngành chính trị học thì đương nhiên được công nhận đã có trình độ cử nhân lý luận chính trị. Những người này được lợi đôi đường, như vừa được xem đã có tốt nghiệp trình độ ĐH về chuyên môn, nghiệp vụ để làm việc, lại vừa được công nhân luôn trình độ cử nhân lý luận chính trị, mà không phải theo học lớp cử nhân lý luận chính trị.

Trong khi đó, nhiều người tốt nghiệp ĐH ngành KHXH rất gần với ngành chính trị học với nhiều môn học gần giống như nhau, thời gian học gần như nhau nhưng vẫn không được công nhận đã có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

Đây là điều bất hợp lý, vì suy cho cùng thì những người tốt nghiệp ĐH chính trị thực ra họ mới chỉ được đào tạo về nghiệp vụ, chuyên môn - ngành nghề chính; còn những người được đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn khác như lịch sử, triết học, luật, văn học, báo chí... với chương trình học, nhiều môn học gần giống nhau lại không được công nhận về trình độ lý luận chính trị dù chỉ là trung cấp.

Trước đây Trung ương có văn bản hướng dẫn về xác nhận trình độ lý luận chính trị, theo đó coi người học ĐH chính quy chuyên ngành KHXH tương đương trình độ trung cấp chính trị, nhưng coi như "bỏ xó", không được áp dụng trong thực tế.

Nhiều cán bộ, công chức có bằng ĐH KHXH phải đi học trung cấp lý luận chính trị. Nghịch lý ở chỗ họ phải học lại những môn học, kiến thức mình đã học tại trường ĐH. Nhiều người tỏ ra rất bức xúc vì phải đi học lại kiểu này. Điều này vừa lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của chính người học, vừa tốn kém tiền của Nhà nước.

Đặc biệt do cán bộ, công chức đi học nhiều gây ách tắc trong việc giải quyết công việc chuyên môn được giao ảnh hưởng việc phục vụ công dân, tổ chức. Trước đây đã có thời gian công chức được tuyển dụng chính thức vào cơ quan nhà nước đã 3 - 4 năm lại bị yêu cầu đi học lớp "tiền công vụ”, học lại kiến thức đã học trong trường ĐH, gây bức xúc dư luận, phản ứng trong cán bộ, công chức. Đến nay, các tỉnh, thành hầu như không còn tổ chức lớp học kiểu này nữa.

Đã đến lúc cần xem xét về việc công nhận những người đã tốt nghiệp ĐH ngành KHXH đương nhiên có trình độ trung cấp lý luận chính trị, không cần phải đi học trung cấp lý luận chính trị. Nhà nước nên khuyến khích cán bộ, công chức đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hoặc học cao cấp chính trị để phục vụ công tác, không nên để cán bộ có bằng ĐH phù hợp với lý luận chính trị phải đi học lại... trình độ trung cấp không cần thiết.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.