| Hotline: 0983.970.780

Bất lực nhìn vườn cây bị tận diệt

Thứ Ba 12/10/2010 , 11:00 (GMT+7)

Không chỉ thiệt hại nhiều tỷ đồng do không khai thác được mủ, mà lô cao su tại tiểu khu 1289 của Cty Nam Nung đang bị khai người dân khai thác theo kiểu tận diệt, có nguy cơ biến thành… củi.

Trên chiếc xe U- oát của Cty, chúng tôi được 3 cán bộ dẫn vào lô cao su tại tiểu khu 1289. Để đảm bảo an toàn cho chúng tôi, xe đi đến trạm bảo vệ vườn cây, anh Ngô Văn Trung, đội phó đội bảo vệ Cty Nam Nung còn gọi thêm 3 người nữa đi cùng. Từ trụ sở Cty vào vườn cây chưa đầy 10km, tuy nhiên do đang trong mùa mưa, đường quá xấu nên mất khá lâu chúng tôi mới có thể đến nơi.

Vào vườn giữa buổi sáng, chúng tôi bắt gặp không khí "lao động" hết sức khẩn trương, nhộn nhịp. Hai bên đường nhiều lô cao su mới khai thác được 2 năm nhưng đã ngả màu vàng. Anh Trung than thở: "Đau xót quá, bao nhiêu công sức, tiền của của Cty, của từng anh em trong đơn vị đổ ra, nay đến ngày thu hoạch thì bị người ta cướp mất". Chứng kiến cảnh nhộn nhịp kẻ bán, người mua tấp nập, sợ nguy hiểm, chúng tôi định ngồi trên xe để chụp ảnh thì anh Nguyễn Văn Chung, lái xe bảo: "Các anh cứ xuống chụp thoải mái, hỏi chuyện bà con cũng không làm gì đâu". Tuy nhiên anh Chung cảnh báo: "Chỉ cần chúng tôi ngăn cản lấy lại một thùng mủ là có chuyện ngay. Giờ thời buổi hiện đại, một cú điện thoại là hàng chục thanh niên tóc vàng, tóc đỏ phi xe máy tới tay cầm dao, mã tấu tấn công cướp lại mủ".

Đi đến cuối vườn cây thì xe dừng lại, tại đây cảnh mua bán ồn ào, náo nhiệt không khác gì ngoài chợ. Có hẳn cửa hàng tạp hoá phục vụ nhu cầu ăn uống cho người đến mua và bán mủ; xe công nông lằm la liệt đang chờ mủ về… Chúng tôi đến bắt chuyện một thương lái tên Kiều, khoảng 30 tuổi. Theo chị Kiều thì tại khu vực này, mỗi ngày có 6 – 7 thương lái vào mua mủ nước của người dân. Mỗi ngày chị mua được 3 – 4 tạ mủ, giá mủ nước lẫn cả tạp chất là 12.000 đồng/kg, mua xong chị ta bán ngay cho một chủ ngoài xã, sau đó mủ được mang đi bán ở đâu thì không biết.

Đang nói chuyện thì có một thanh niên khoảng 20 tuổi mang 2 thùng mủ (thùng đựng sơn) đến bán. Tôi liền dò hỏi: Nhà mình có nhiều cao su không? "Có 7 hàng (khoảng 0,4ha)"- người thanh niên tên Xanh đáp. Qua tìm hiểu, được biết, với 7 hàng cao su, mỗi ngày Xanh thu được 30 – 35kg mủ nước, với giá hiện tại thì mỗi ngày thu được khoảng 400 ngàn đồng. Bắt chuyện một thanh niên đang bán mủ cho một thương lái khác, anh này cho chúng tôi hay: "Nhà mình “có” hơn 3ha cao su, mỗi ngày thu được vài tạ mủ. Trước đây mình bán cho Cty nhưng giá thấp quá nên giờ bán cho thương lái vì giá cao hơn. Chỉ vất vả buổi sáng mỗi ngày mình cũng kiếm được vài triệu đồng".

Ông Phạm Văn Quý, GĐ Cty Nam Nung cho biết:

Từ khi xảy ra tranh chấp vườn cao su, UBND tỉnh Đăk Nông đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo các cấp có thẩm quyền nhằm sớm giải quyết dứt điểm vụ việc. Sở NN - PTNT cũng đã làm mọi trách nhiệm trong phạm vi như: Kết luận tranh tra theo đơn kiến nghị của các hộ dân, chỉ đạo và hướng dẫn Cty Nam Nung thực hiện phương án giao khoán vườn cây cho các hộ theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP theo yêu cầu của UBND tỉnh, triển khai các cuộc họp để giải quyết tranh chấp…Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Tiếp tục đi tìm hiểu vườn cây bị khai thác theo kiểu tận diệt, anh Ngô Văn Trung bức xúc: "Để có thu nhập cao, khi chiếm được vườn cây, người dân đã khai thác một cách triệt để. Một số lô hiện nay người dân đã mở 2 miệng cạo, một số cây chưa đủ tiêu chuẩn đưa vào khai thác nhưng vẫn bị khai thác. Thậm chí trên cùng một diện tích có lúc họ cạo 2 – 3 lần trong một ngày đêm, bất chấp thời tiết mừa gió họ vẫn cạo trong khi đó khai thác mủ lại không tuân theo quy trình kỹ thuật: Cạo phạm với độ hao dăm rất lớn; cạo với cường độ quá lớn thậm chí đưa cả trẻ em và người già vào khai thác mủ".

Do bị cạo tàn phá trong thời gian dài, cùng với  việc thiếu chăm sóc, bón phân nên vườn cây đã nhanh chóng bị xuống cấp nghiêm trọng. Lá cây cao su đã ngả sang màu vàng và có hiện tượng rụng lá. Do cây bị suy nhược khiến cho nấm bệnh được dịp bùng phát. Theo anh Trung thì hiện nay bệnh nấm hồng đã tấn công khoảng 60% diện tích vườn cây, mức độ nhiễm từ cấp 1 – 3, số cây bị loét sọc miệng cạo từ cấp 1 – 4 chiếm 70%. Trước thực trạng này Cty đã hướng dẫn và cấp mỡ Vaselin cho người dân để bôi những cây cao su bị cạo phạm nhưng họ lại không chịu, thậm chí họ dùng cả mỡ công nghiệp để bôi liền vết cạo phạm.

Theo anh Trung, nếu không ngừng ngay lại việc khai thác như hiện nay và có biện pháp kỹ thuật ( bôi thuốc, bón phân) để khôi phục vườn cây thì chỉ trong thời gian ngắn nữa, toàn bộ 247ha cao su sẽ biến thành…củi.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.