| Hotline: 0983.970.780

Bất lực với nhà máy gỗ dăm 'khủng' trái phép

Thứ Ba 12/04/2016 , 09:05 (GMT+7)

Rất nhiều nhà máy chế biến, SX gỗ dăm được chủ doanh nghiệp (DN) xây dựng trái phép ngay trên đất của Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) nhưng không bị ai xử lý. Lãnh đạo Khu kinh tế đổ lỗi cho chính quyền huyện, Chủ tịch UBND huyện thì khẳng định không liên quan…

Tháng 4/2015, Bộ NN-PTNT có công văn số 2775/BNN-CB về việc hướng dẫn thực hiện thẩm định điều kiện hình thành các dự án mới về SX dăm gỗ.

Tại văn bản này, Bộ nêu rõ, đối với địa phương thuộc các vùng Tây Bắc bộ, ĐBSH, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL: Xem xét thẩm định theo hướng không phê duyệt các dự án mới về xây dựng cơ sở SX dăm gỗ XK theo khoản 1, mục III, Điều 1 Quyết định số 5115/QĐ-BNN-TCLN ngày 1/12/2014 của Bộ NN-PTNT.

Quá nhiều cơ sở dăm gỗ

Theo khảo tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay có rất nhiều xưởng gỗ dăm trái phép đang ngang nhiên hoạt động. Cụ thể, ở xã Trường Lâm (huyện Tĩnh Gia), nằm sâu trong mỏ đá Trường Lâm là xưởng gỗ dăm của DN Bình Minh.

Dù hoạt động trái phép, nhưng DN này vẫn treo biển thu mua gỗ keo ngay trên Quốc lộ 1A như một lời thách thức. Tại mỏ đá Trường Lâm, DN Bình Minh đặt một dây chuyền băm dăm lớn với công suất có thể lên đến cả trăm tấn mỗi ngày.

Từ Quốc lộ 1A đi vào khoảng 50m là xưởng gỗ dăm của DN Minh Long do bà Nguyễn Thị Phượng làm Giám đốc, hoạt động công khai cả ngày lẫn đêm. So với xưởng của Bình Minh thì xưởng này có quy mô hoạt động lớn hơn, hàng ngày luôn có vài xe tải túc trực chờ “ăn” dăm để chở đi.

Bên cạnh đó là núi dăm khổng lồ mà chiếc máy múc, múc mãi không vơi. Trước đó, ngày 22/12/2015, UBND xã Trường Lâm đã lập biên bản vi phạm và xác định Cty này đã tự ý lắp đặt nhà máy xay gỗ dăm, san lấp mặt bằng làm thay đổi hiện trạng.

Trên địa bàn huyện Tĩnh Gia còn có xưởng gỗ dăm T&T của Cty TNHH Nghi Sơn và nhiều xưởng gỗ dăm không phép không tên biển nằm rải rác ở các khu vực khác nhau. Các xưởng gỗ dăm không phép không chỉ tự phát ở các vùng hẻo lánh mà còn ngang nhiên mọc lên ở những vùng đã quy hoạch và có sự quản lý của cơ quan chức năng.

Ngoài ra, tại cảng nước sâu Nghi Sơn có hai nhà máy xay dăm trái phép của Cty Sinh Lộc Phát và Cty Đầu tư và phát triển Nghi Sơn công khai hoạt động. Hàng ngày, những chuyến xe tải chở đầy gỗ keo tới tấp đi vào các xưởng này.

Theo ông Lê Thanh Hà, Phó Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, hiện nay tại khu vực do ông đang quản lý có 5 DN xây dựng xưởng gỗ dăm trái phép.

Cụ thể, các xưởng trái phép này là của Cty TNHH Đầu tư Nghi Sơn (xã Nghi Sơn), Cty CP Sinh Lộc Phát (xã Nghi Sơn), Cty TNHH Thành Tiến (xã Hải Thượng), Cty TNHH Minh Long (xã Trường Lâm) và Cty TNHH Việt Trung (xã Trường Lâm).

“Đá bóng” trách nhiệm

Ông Hà thừa nhận, hiện nay tại Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn mới có 3 DN được cấp phép SX gỗ dăm là Cty Innovgreen, Cty TNHH Thanh Hòa và Cty TNHH Thanh Thành Đạt.

Ngoài ra trên địa bàn còn có 5 cơ sở thuê đất của dân để mở xưởng gỗ dăm trái phép. Việc này, chính quyền xã biết, huyện biết. Ban quản lý cũng đã có văn bản gửi đến huyện Tĩnh Gia yêu cầu phối hợp xử lý.

“Chúng tôi đã lập đoàn kiểm tra và phát hiện ở Khu kinh tế Nghi Sơn có 3 nhà máy chế biến gỗ được nhà nước cấp phép và 5 cơ sở SX gỗ dăm trái phép đang hoạt động”, ông Hà thừa nhận.

Khi đặt vấn đề trách nhiệm quản lý, ông Hà lại nói rằng “Ban quản lý chỉ có chức năng phát hiện, còn chức năng xử lý phải là các cấp chính quyền”.

Theo giải thích của ông Hà, các cơ sở gỗ dăm tự phát, khi đến địa phương dựng xưởng phải làm việc với xã. Quản lý ngành dọc thì xã phải báo cáo với huyện.

Còn Ban quản lý không thể biết những việc này. Ban chỉ có trách nhiệm gửi huyện, Sở KH-ĐT để xử lý các trường hợp vi phạm. Có vấn đề đặt ra là huyện cũng chậm chạp trong việc xử lý các cơ sở SX gỗ dăm trái phép.

Trước thông tin Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn “bảo kê” cho các DN xây dựng nhà máy gỗ dăm trái phép, ông Hà lại “chỉ thẳng” rằng Ban quản lý có giám sát trực tiếp các cơ sở đó đâu mà “bảo kê”. “Bảo kê” là phải chính quyền.

Liên quan đến tình trạng nhức nhối khi hàng loạt nhà máy băm dăm trái phép mọc lên trong Khu kinh tế Nghi Sơn cũng như trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia Nguyễn Tiến Dũng, khi được hỏi, thì lại đỗ lỗi: “Cái đó đi mà hỏi Ban quản lý, huyện chỉ lo cho đời sống nhân dân!”, ông Dũng nói.

Chủ tịch tỉnh: Xử lý nghiêm sai phạm

Về việc các nhà máy SX gỗ dăm trái phép ngang nhiên được xây dựng và tồn tại ở Khu kinh tế Nghi Sơn, trả lời PV, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn kiểm tra và xác minh sự việc.

Theo đó, tỉnh đã giao cho Sở KH-ĐT, Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở TN-MT, Sở NN-PTNT, Cục thuế, UBND huyện, TX, TP và các đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các cơ sở dăm gỗ trên địa bàn tỉnh, căn cứ quy định của pháp luật, giấy phép đầu tư, thủ tục đất đai, môi trường, nội dung dự án đầu tư, xử lý nghiêm các cơ sở có sai phạm theo quy định của pháp luật.

Ông Xứng cũng khẳng định, để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép là trách nhiệm thuộc về lãnh đạo khu vực có xảy ra tình trạng xây dựng trái phép. “Quy định đã rõ rồi, ở đâu xảy ra sai phạm thì cán bộ quản lý ở đó phải chịu trách nhiệm”, ông Xứng cho hay.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm