| Hotline: 0983.970.780

Bất ngờ giá chanh

Thứ Ba 14/02/2012 , 10:57 (GMT+7)

Đang ở mức giá tàm tạm, từ sau tết đến giờ, giá chanh ở ĐBSCL bất ngờ tăng lên cao ngất ngưởng khiến các nhà vườn kẻ mừng, người tiếc.

Ông Nguyễn Văn Công đang chăm sóc vườn chanh

Đang ở mức giá tàm tạm, từ sau tết đến giờ, giá chanh ở ĐBSCL bất ngờ tăng lên cao ngất ngưởng khiến các nhà vườn kẻ mừng, người tiếc.

Gần như suốt trong tháng trước trước Tết Nhâm Thìn, dù nhu cầu tiêu thụ tết gia tăng, nhưng giá chanh bán tại các vườn ở Bến Lức, Đức Hoà (Long An), chỉ ở mức 3.000-4.000 đ/kg. Theo ông Nguyễn Văn Công, chủ vườn ở ấp 7 xã Lương Hòa (Bến Lức), giá chanh ở mức như trên, nông dân chỉ hoà vốn. Giá chanh phải đạt 5.000 đ/kg, nông dân mới có lời. Giá chanh lên mức 6.000 đ/kg thì người trồng chanh sẽ có lợi nhuận khá.

Tôi hỏi “Khá thế nào?”. Ông Công cho biết “Nếu chanh luôn ở mức giá 6.000 đ/kg, thì một hécta chanh cho lợi nhuận gấp đôi so với 1 ha mía, bởi trồng chanh có chi phí nhẹ hơn nhiều so với trồng mía, nhất là không phải tốn nhiều tiền thuê nhân công chăm sóc, thu hoạch”. Tham khảo ý kiến của một số chủ vườn mía cũng ở ấp 7, xã Lương Hoà, họ cho biết, mỗi hécta mía nông dân đang thu lời khoảng 25-30 triệu đồng. Như vậy, nếu chanh có giá bán bình quân 6.000 đ/kg, người trồng chanh lời tới 50-60 triệu đ/ha.

Bởi thế, sau Tết Nhâm Thìn, khi giá chanh bất ngờ tăng vọt lên 8.000 đ rồi 10.000 đ/kg, người trồng chanh ở Long An không khỏi khấp khởi mừng thầm. Và từ quãng mươi ngày trở lại đây, khi giá chanh tại vườn tiếp tục tăng vọt lên tới 15.000-16.000 đ/kg, thì người trồng chanh mừng như mở cờ trong bụng.

Ông Nguyễn Văn Công cho biết, nhà ông hiện đang trồng 8.000 m2 chanh. Do đang là mùa nắng nên năng suất giảm hơn so với mùa mưa, vì vậy hiện tại, mỗi tháng nhà ông chỉ thu hoạch được chừng 500 kg chanh. Với giá bán như trên thì mỗi tháng, nhà ông Công có khoản thu nhập khoảng 7,5- 8 triệu đồng. Tôi hỏi “Trừ chi phí, mỗi tháng còn lợi nhuận bao nhiêu?”. Ông Công đáp "Tui chưa tính toán cụ thể. Mỗi tháng xịt chừng vài lần thuốc, hết khoảng vài trăm ngàn đồng. Công chăm sóc thu hoạch đều là công nhà”.

 Như vậy, nếu tính cả công lao động mà gia đình bỏ ra và chỉ trừ đi tiền phân, thuốc BVTV, với giá chanh hiện nay, mỗi tháng gia đình ông Công nhẹ nhàng bỏ túi khoản lợi nhuận tới trên 7 triệu đồng.

Ông Sáu Trí, một chủ vườn chanh rộng trên 1 ha ở ấp 1, xã Hậu Thạnh (Đức Hoà), cũng đang vui như tết với vườn chanh của mình. Vườn chanh của ông Sáu Trí là chỗ đất tốt, lại được đầu tư bài bản, nên năng suất cả năm thường ở mức từ 20-30 tấn/ha. Mỗi tháng, nhà ông Trí thu hoạch chanh từ 2-3 lần, với sản lượng bình quân khoảng 2 tấn/tháng. Với giá chanh hiện nay, trong tháng 2 này, ông Trí đã có khoản thu khoảng 30-32 triệu đồng.

Theo bà Ba Mỹ, chủ một vựa thu mua chanh ở Bến Lức, sở dĩ giá chanh bất ngờ tăng cao từ sau Tết Nhâm Thìn đến giờ, trước hết là do các tỉnh Nam bộ đang bước vào mùa nắng nóng, nên nhu cầu mua chanh làm nước giải khát tăng cao. Bên cạnh đó, năm ngoái, lũ lụt kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều vườn chanh ở Đức Hoà và Bến Lức, khiến cho sản lượng chung bị sụt giảm.

Còn theo ông Sáu Trí, có một nguyên nhân quan trọng khác là năm ngoái, nhiều thời điểm giá chanh xuống rất thấp, chỉ khoảng 2.000-3.000 đ/kg, mà lại duy trì trong thời gian dài, khiến cho nhiều chủ vườn chán nản, không đầu tư nhiều cho cây chanh, thành ra năng suất bị giảm mạnh. Bởi với giá chanh chỉ ở mức 2.000-3.000 đ/kg như trên thì các chủ vườn tự bỏ công chăm sóc, thu hoạch sẽ bị lỗ công, còn những chủ vườn phải thuê người làm, chắc chắn là lỗ vốn.

Ông Nguyễn Văn Công cũng cho biết, trong năm ngoái, do giá chanh xuống chỉ còn ở mức bình quân 2.500 đ/kg, nên hàng loạt chủ vườn ở Lương Hoà đã bỏ bê cây chanh, khiến cho năng suất chanh trong những tháng đầu năm nay khá thấp. Với mỗi ha chanh, nếu như trước đây, mỗi tháng có thể thu hoạch tới 2 tấn, thì nay chỉ còn từ 300-500 kg. Chính vì vậy, bây giờ, khi giá chanh lên cao chót vót, nhiều chủ vườn chanh ở Lương Hoà đang tiếc ngẩn ngơ bởi không có nhiều chanh để bán.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm