| Hotline: 0983.970.780

Bắt tay nhau 'trục lợi' phá nát quy hoạch TP Pleiku

Thứ Ba 15/01/2019 , 13:30 (GMT+7)

Tình trạng phân lô bán nền tràn lan, phá nát quy hoạch TP Pleiku diễn ra trong thời gian dài, khi tỉnh Gia Lai có những “động thái” quyết liệt, nhằm ngăn chặn thì hậu quả đã rất lớn. 

Thanh tra tỉnh “điểm tên” một loạt cán bộ từ cấp tỉnh đến TP đã tiếp tay cho hàng loạt sai phạm này. Mặc dù vậy, các cán bộ này cũng chỉ bị đề nghị “kiểm điểm”.

Vừa qua, Tỉnh ủy Gia Lai đã báo cáo vụ “phân lô, bán nền” trái phép này lên Trung ương Đảng.

15-04-33_nh_3
Do đầu tư, xây dựng không đúng thiết kế, chất lượng kém, nên nhiều con đường trong “Khu dân cư ảo” chưa làm xong đã sụt lún, gây nguy hiểm cho người đi

Theo báo cáo của thanh tra tỉnh, “từ năm 2015 đến 2017, ông Nguyễn Kim Đại, Phó Chủ tịch UBND TP, phụ trách Quản lý đô thị và TN-MT, đã thay mặt UBND TP Pleiku ký 13 QĐ cho các cá nhân mở đường trên đất nông nghiệp với tổng diện tích 2.090m2 đường giao thông. Các con đường này không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, hạ tầng kết nối không đảm bảo theo quy chuẩn về quy hoạch, làm phá vỡ Quy hoạch xây dựng chung của TP Pleiku. Đồng thời, những con đường này chỉ có một cá nhân là chủ sử dụng đất hưởng lợi, nhằm phân lô, tách thửa bán kiếm lời. Đây là việc làm trái quy định của nhà nước. Ngoài ra, ông Đại còn có những sai phạm khác như: Ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất tại một số vị trí không đúng quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt; ký tờ trình dự thảo kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh ban hành không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo UBND các xã, phường, xử lý đối các hành vi vi phạm trong xây dựng nhà ở, đường giao thông không phép, san lấp mặt bằng… làm phá vỡ quy hoạch chung xây dựng TP Pleiku”.

Ngoài sai phạm của Phó Chủ tịch Nguyễn Kim Đại, Thanh tra tỉnh cũng chỉ mặt điểm tên hàng loạt cán bộ tiếp tay cho việc phá nát quy hoạch TP Pleiku. Trong đó, Sở TN-MT tỉnh có vai trò quan trọng dẫn đến những sai phạm này. Thay vì tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về diện tích tối thiểu được tách theo quy định của nhà nước thì Sở TN-MT lại đề nghị UBND tỉnh cho tách thửa với lý do: “Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”. Sở TN-MT đã làm lợi cho các cá nhân, tổ chức phân lô bán nền, đẩy UBND tỉnh đi ngược quy định của Chính phủ. Sở TN-MT đã làm sai chức năng trong quản lý đất đai và tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh, cấp giấy CNQSD đất, cho tách thửa 21 vị trí, tách thành 1.523 thửa đất không đúng quy định, trong đó có 351 thửa được “hợp thức hóa” chuyển sang đất ở. Tổng diện tích phân lô tách thửa là hơn 32ha. Đối với Phòng TN-MT TP Pleiku, Thanh tra cũng chỉ ra sai phạm nghiêm trọng của ông Phạm Bá Trường, hai Phó phòng Ngô Xuân Hiền, Cao Duy Hiền cùng các công chức của Phòng TNMT TP Pleiku Nguyễn Thị Phương Uyên, Lê Gia Chương, Nguyễn Thị Phước Vân, Nguyễn Tiến Dũng đã trực tiếp và gián tiếp tham mưu sai cho cấp trên trong việc phân lô bán nền.

Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) TP Pleiku cũng là đơn vị đã “tiếp tay” rất đắc lực cho các cá nhân phân lô bán nền. Theo Thanh tra tỉnh, toàn bộ các trường hợp tách thửa đều được Văn phòng đăng ký đất đai TP Pleiku đo đạc địa chính, cấp tờ trích lục cho chủ sử dụng đất. Việc làm này đã tiếp tay cho các chủ sử dụng đất phân lô bán nền, rao bán. Đây là việc làm trái quy định của nhà nước. Trong việc đo đạc, tách thửa này, bà Nguyễn Thị Hậu, nguyên Giám đốc VPĐKĐĐ ký 3 vị trí, ông Trương Đức Vinh, Giám đốc, ký 1 vị trí, ông Chu Đức Thành, Phó giám đốc, ký 13 vị trí, và ông Nguyễn Thành Tiên ký 5 vị trí.

Do có sự tiếp tay, chống lưng của nhiều lãnh đạo của nhiều cơ quan như vậy, nên chính quyền 10 xã, phường, nơi xảy ra tình trạng phân lô, bán nền như Diên Phú, Chư Á, Thắng Lợi, Yên Thế, Chi Lăng, Hoa Lư, Trà Bá; các phòng Quản lý đô thị TP Pleiku, Đội quy tắc đô thị đành bất lực đứng nhìn địa phương do mình quản lý bị phân lô, bán nền trái phép tràn lan. Còn các “đầu nậu” đất đai thì thoải mái lộng hành.

15-04-33_nh_1
Vị trí này xưa kia từng là lòng suối lớn, nay trở thành nền nhà
“Trách nhiệm chính trong việc phân lô bán nền trái phép ở TP.Pleiku là UBND TP.Pleiku và Sở TN-MT, nên tỉnh sẽ kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ vi phạm, tiếp tay. Đối với người dân lỡ nhận chuyển nhượng đất ở "khu dân cư ảo", tỉnh sẽ có phương hướng giải quyết hài hòa, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dân. Đối với những thửa đã chuyển mục đích và xây dựng nhà ở, yêu cầu UBND TP.Pleiku cho giữ nguyên hiện trạng. Tạm dừng chuyển đổi mục đích đối với các khu vực phân lô, bán nền ở "khu dân cư ảo” và những thửa đã tách nhưng chưa chuyển mục đích, chưa xây dựng. Tuyệt đối không cấp phép xây dựng nhà ở cho đến khi UBND TP.Pleiku xây dựng xong phương án khắc phục”, ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm