| Hotline: 0983.970.780

Bắt tay tiêu thụ nông sản

Thứ Ba 04/08/2015 , 09:54 (GMT+7)

Hiện đã có 3 DN của Hà Nội kết nối với 6 cơ sở SX của các tỉnh để cung cấp tiêu thụ hàng nông sản qua kênh phân phối tại Thủ đô.

Hà Nội đã tổ chức 5 đoàn cán bộ, DN đến Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bình Dương, TP.HCM nhằm tăng cường hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật...

Các DN của Hà Nội và các cơ sở SX của các tỉnh có dịp trao đổi thảo luận nắm bắt tiềm năng, lợi thế, có cơ hội tham quan thực tế khu vực SX. Thông qua chương trình đoàn công tác, các DN Thủ đô đã ký kết hợp đồng SX, tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay có trên 20 chủng loại sản phẩm từ các vùng miền được giới thiệu và tiêu thụ tại các cửa hàng an toàn thực phẩm, siêu thị của Hà Nội như chè Vĩnh Tân, mật ong Phong Thổ, miến dong Tuyên Quang; bưởi da xanh, khoai lang tím, măng cụt, mít nghệ Vĩnh Long; vú sữa, bưởi Năm Roi, thanh long Tiền Giang; dưa cao cấp Bình Dương...

Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm khác đang chờ đến mùa thu hoạch sẽ có mặt tại thị trường Hà Nội.

Các chuyến đi cũng là dịp để Hà Nội giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật mới đang triển khai tới các địa phương, làm cơ sở để kết nối chuyển giao như giống bò BBB, nhãn chín muộn, gà mía Sơn Tây...

Bên cạnh các chương trình đoàn đi nhằm hợp tác chặt chẽ với các tỉnh, thành phố, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các bộ phận làm công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp của các địa phương đã khảo sát kênh phân phối nông sản thực phẩm tại Hà Nội. 

Hiện đã có 3 DN của Hà Nội kết nối với 6 cơ sở SX của các tỉnh để cung cấp tiêu thụ hàng nông sản qua kênh phân phối tại Thủ đô.

Nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn trong tiến trình hội nhập quốc tế và đưa ra những giải pháp đối với ngành nông nghiệp, từ ngày 28 - 29/5/2015, hội thảo “Hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức đối với ngành nông nghiệp” đã được tổ chức thành công.

Đây là hội thảo được đánh giá là có tính mới và sáng tạo, được đông đảo nhà khoa học, nhà quản lý, DN, người SX, người tiêu dùng quan tâm.

Hội thảo đã kết nối nhiều DN, cơ sở SX của Hà Nội với 17 tỉnh, thành phố để tiêu thụ nhiều sản phẩm như na Lạng Sơn, cam Hàm Yên, miến dong Bắc Kạn, chả mực Hạ Long, gạo Bao Thai, cá thu, mực ống, chè Thái Nguyên, nhãn muộn Hoài Đức, rau an toàn Chúc Sơn…

Để giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh, Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức tham gia gian hàng tại các kỳ hội chợ do các tỉnh, thành phố tổ chức như: Hội chợ - Triển lãm giống nông nghiệp TP.HCM lần III năm 2015 diễn ra tại TP.HCM, ngày 26 - 29/6/2015; Hội chợ Công thương khu vực Bắc Trung bộ - Nhịp cầu xuyên Á Quảng Trị 2015 diễn ra tại TP Đông Hà, Quảng Trị ngày 8 - 14/7/2015.

Tham gia đoàn hội chợ có 12 DN hoạt động trong lĩnh vực SXKD giống cây trồng, vật nuôi. Đây là dịp để Hà Nội giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, tiến bộ kỹ thuật mới đến đông đảo người SX, doanh nghiệp trong cả nước.

Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội còn đóng vai trò làm đầu mối cung cấp thông tin, kết nối DN và người SX thông qua bộ thông tin dữ liệu tổng hợp về tiềm năng cơ hội hợp tác của Hà Nội và các tỉnh thành; danh sách các cơ sở SX, DN tiềm năng, sản phẩm an toàn đặc trưng vùng miền, hệ thống cửa hàng phân phối, nhu cầu hợp tác...

Từ đó cung cấp thông tin cho các cơ sở SX và DN của Hà Nội và các tỉnh, thành phố làm cơ sở liên kết hợp tác đầu tư.

Thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá thông qua việc phối hợp với các đơn vị đài, báo từ trung ương đến địa phương, qua bản tin xúc tiến thương mại nông nghiệp, trang web, các hoạt động XTTM nông nghiệp.

Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp nông thôn giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được thực hiện từ năm 2010. Tuy nhiên việc hợp tác trong lĩnh vực XTTM nông nghiệp mới chính thức được thực hiện từ năm 2015.

Đây là lĩnh vực mới với nhiều khó khăn như cơ chế, chính sách hỗ trợ XTTM nông nghiệp chưa đủ mạnh để khích lệ DN quan tâm đầu tư... song bước đầu Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội đã khẳng định vai trò cầu nối liên kết, từng bước tạo niềm tin cho DN và người SX.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm