| Hotline: 0983.970.780

Báu vật của làng

Thứ Hai 26/10/2015 , 06:35 (GMT+7)

Một người dân xã Tam Giang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) tự hào khoe rằng rừng nguyên sinh chỉ có ở thôn Đông Xuân, đấy là của để dành của dân làng.

Vì phong trào nuôi tôm phát triển rầm rộ nên không ít rừng ngập mặn nguyên sinh ở xã Tam Giang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) bị tàn phá. Nhưng ở thôn Đông Xuân, người dân ý thức được rằng, rừng bị phá thì làng sẽ mất nên họ quyết tâm giữ rừng.

Tấm áo giáp

Về xã Tam Giang, hỏi rừng ngập mặn, một người dân cho hay: Chú hỏi rừng mới trồng hay rừng nguyên sinh? Nói rồi, người này khoe rằng, rừng nguyên sinh chỉ có ở thôn Đông Xuân, đấy là của để dành của dân làng, có những cây một người ôm không xuể. “Trên địa bàn huyện Núi Thành chỉ còn sót lại rừng này, cây cối dày đặc nên chim bay về trú ngụ; thủy hải sản sinh sôi phát triển”, người này nói.

Ông Nguyễn Ngọc Chính, một người dân trông coi cánh rừng ở thôn Đông Xuân, cho hay, xã Tam Giang giống như một ốc đảo, bốn phía sông nước bao quanh. Do đó, mỗi đợt mưa bão ập đến, nhà cửa tan hoang, đất đai, đê điều bị sóng đánh tan tành. Nhưng may mắn còn sót lại khu rừng ngập mặn nguyên sinh với diện tích gần 50 ha nên đã bảo vệ bà con trong thôn.

Theo con đường đê, chúng tôi rời làng tiến về bãi bồi bên sông thì quả đúng như vậy, một khu rừng nguyên sinh với những cây mắm cổ thụ, có nhiều cây một người ôm không xuể.

“Từ ngày tôi lớn lên đã thấy rừng rồi, cha ông truyền lại rằng, thủa trước người dân Tam Giang thường xuyên đối diện với mưa bão. Mỗi lần lũ lụt thì rác thải từ sông Trường Giang ập vào làng, ruộng đồng bị bồi lấp, nhà cửa, mồ mả bị sạt lở. Để cứu làng, những thế hệ trước trồng cây chắn sóng như mắm, bần, đước và cứ theo năm tháng, nó lớn lên và sinh sôi phát triển, thành rừng ngập mặn này”, ông Chính kể.

13-34-30_nh-2
Ông Chính đang chăm sóc những cây mới trồng

Từ những năm 1980 về trước, xung quanh xã Tam Giang đều có rừng ngập mặn bao bọc, đâu đâu cũng thấy màu xanh của rừng với diện tích gần 200 ha. Nhưng giai đoạn 1995-2000, người dân chặt rừng để nuôi tôm.

Thấy vậy, bản thân ông Chính cùng nhiều bậc cao niên trong làng đến gõ cửa từng nhà, khuyên bảo bà con đừng phá rừng. Thôn nào phá thì gặp tại họa, còn thôn Đông Xuân quyết giữ, ì thế mà 50 ha rừng còn nguyên vẹn. Trong đó có khoảng 500 cây mắm cổ thụ đường 40-50cm, với tuổi đời trên 200 năm. Dưới tán cây cổ thụ gồm cây đước, bần mọc san sát, tạo một quần thể đa dạng.

“Rừng ngập mặn còn thì chắc chắn đất đai, nhà cửa bà con không bị cuốn trôi mỗi khi bão tố xuất hiện. Đặc biệt, trong thời buổi biến đổi khí hậu, nước biển dâng thì rừng càng phát huy tác dụng", ông Chính bày tỏ.

Để bảo vệ rừng, người dân thôn Tam Xuân có quy chế rõ ràng, ai xâm phạm sẽ bị lập biên bản xử phạt. “Đúng là có quy chế thật, nhưng thấy được tai họa do phá rừng nuôi tôm nên người dân tự ý thức được điều này. Trong thôn chỉ có một số hộ dân chặt cành lấy lá làm phân xanh, không ai đụng đến thân cây. Như cơn bão số 9 năm 2009, khi diện tích rừng ở các thôn trong xã bị phá để nuôi tôm, thì y rằng nhà cửa bị tốc mái rất nhiều, tuyến đê biển bị đánh trôi. Còn thôn Đông Xuân không bị ảnh hưởng nhiều”, ông Chính tâm sự.

13-34-30_nh-3
Khu vực rừng trồng rừng mặn

Đi từ thôn Đông Xuân đến thôn Đông An dài hơn 1km, một tuyến đê chắn sóng kết hợp đường dân sinh, phía trong là nhà cửa, phía bên ngoài cây cối nối đuôi nhau xanh ngút ngàn.

“Còn rừng, chim muông bay về trú ngụ dày đặc, dưới nước môi trường phát triển tạo điều kiện cho người dân địa phương và bà con lân cận đánh bắt hải sản. Đặc biệt, tôm cua, trùn biển nhiều vô kể…”, ông Chính tâm sự.

Ông Chính nói thêm: “Ngày trước các thôn khác chặt phá, giờ phải trồng mới, không làng sẽ mất, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, còn Đông Xuân thì trồng thêm rừng tiếp sức cho tấm áo giáp”.

Cộng đồng quản lý

Không ai hiểu rõ chuyện mất rừng thì cuộc sống bị xáo trộn như người dân Tam Giang, bởi những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng nặng nề cho bà con. Nước biển dâng cao hay mỗi đợt bão lũ xuất hiện cướp đi nhiều diện tích trên địa bàn xã. Do đó, cần phải ra sức bảo vệ và trồng thêm rừng, thì làng xóm mới an cư mà lập nghiệp.

13-34-30_nh-4
Một góc rừng ngập mặn cổ thụ

Hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn không ai khác chính là do người dân phải bảo vệ, nhất là những nơi mới trồng. Hằng ngày bà con thay nhau thu gom rác, làm vệ sinh tại các khu rừng ngập mặn trong địa bàn. Bên cạnh đó người dân tự giác trồng cây ngập mặn ở những diện tích còn trống, tham gia bảo vệ rừng tự nhiên và chăm sóc rừng trồng, phát hiện những vi phạm báo cho cho cơ quan chức năng.

Gặp ông Phạm Văn Châu, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Giang, tôi hỏi: Vì sao người dân phá rừng làm ao nuôi mà xã không có biện pháp ngăn cản? Ông Châu cho hay: Lúc đó, chính quyền xã vẫn chưa có cơ chế bảo vệ diện tích rừng ngập mặn nên người dân nào có nguyện vọng chặt rừng, lấy đất nuôi tôm thì viết đơn. Sau đó xã sẽ xét và đồng ý thì bà con được phép làm, trong khi diện tích rừng ngập mặn cả xã lúc đó lên đến vài trăm ha.

Ông Châu dẫn giải, thời điểm đó mỗi ha tôm nuôi nước lợ có thể thu về hàng trăm triệu đồng sau vài tháng thả nuôi nên mạnh ai nấy làm.

“Lợi ích kiếm được từ đây là quá lớn! Nhưng lạ thay, hầu hết dân trong thôn Đông Xuân, xã Tam Giang vẫn bình thản, coi như chưa biết gì về phong trào chặt rừng xảy ra bên cạnh thôn mình, họ vẫn theo nghề biển, nghề làm nông kiếm sống. Bà con Đông Xuân quyết không phá rừng”, ông Châu bộc bạch.

Biết được tác hại khi mất rừng, không còn cách nào khác phải nhanh chóng trồng mới và thật may mắn, xã Tam Giang được Trường ĐH Huế đầu tư trồng mới 1 ha cây bần, cây đước tại địa phương. Đặc biệt đầu năm nay, UBND huyện Núi Thành cấp 3,2 tỷ đồng trồng 27 ha rừng tại các thôn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khi cánh rừng mới được trồng, chính quyền xã Tam Giang quyết định ban hành quy chế cộng đồng quản lý và sử dụng rừng ngập mặn. Theo đó, đối tượng được áp dụng là các tổ chức, đơn vị, hộ gia đình và cá nhân liên quan đến việc quản lý, phát triển và sử dụng rừng ngập mặn trên địa bàn xã, bao gồm cả diện tích rừng đã được giao cho cá nhân quản lý và diện tích rừng, đất rừng do UBND xã quản lý.

13-34-30_nh-5
Rừng ngập mặn bảo vệ người dân Tam Giang

Quy định nêu rõ: Khai thác thủy hải sản không gây hại đến rừng ngập mặn như lưới cào, bắt ốc và hàu bằng tay... Chỉ được thực hiện ở những khu vực rừng ngập mặn có tuổi cây lớn hơn 5 năm. Chặt tỉa cây ngập mặn phục vụ công tác chăm sóc rừng có sự cho phép và được giám sát của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

“Tại rừng ngập mặn cổ thụ và trồng mới, những hoạt động không được phép trong rừng ngập mặn gồm lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn trái phép. Chặt phá, đào bới đất rừng ngập mặn để khai thác thủy sản hay làm ao nuôi thủy sản trái phép. Cấm thả gia súc, đổ các loại rác thải trong rừng ngập mặn. Bằng sự chăm sóc đặc biệt của người dân tôi tin rằng chỉ vài năm nữa thôi, những cách rừng ngập mặn sẽ được phục hồi”, ông Châu nói.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Đê Đông xuống cấp, xâm nhập mặn uy hiếp ngàn ha đất canh tác

Bình Định Tràn Dương Thiện thuộc hệ thống đê Đông dài 250m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp giờ đã như ‘răng rụng’.

Bình luận mới nhất