| Hotline: 0983.970.780

“Báu vật sống” của làng Mai Xá Chánh

Thứ Ba 07/09/2010 , 16:04 (GMT+7)

Người làng Mai Xá Chánh thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, không những đánh giặc giỏi mà còn có tài văn chương. Bà Nguyễn Thị Hiệp, năm nay 84 tuổi là một trong những con người tài hoa đó.

Người làng Mai Xá Chánh thuộc xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, không những đánh giặc giỏi mà còn có tài văn chương. Bà Nguyễn Thị Hiệp, năm nay 84 tuổi là một trong những con người tài hoa đó, nhiều người gọi bà là “báu vật sống”.

Bà Hiệp có đầu tóc bạc trắng. Thoạt nhìn bà nhanh nhẹn, tinh anh và sôi động, chứ không nặng trĩu như cái tuổi 84. Ngôi nhà bà phía trước được treo tấm bảng trang trọng. Nhà tình nghĩa do Sở Tài nguyên - Nhà đất Hà Nội tặng. Một mình bà sống trong ngôi nhà ấy từ nhiều năm qua sau khi người chồng yêu quý của bà qua đời. Ông bà đến với nhau từ những ngày cách mạng Tháng 8/1945 tại làng Mai Xá Chánh. 

Tuổi 84 bà Hiệp vẫn đam mê kể chuyện lịch sử bằng hò vè, thơ ca

Bà thú nhận chính tình yêu của ông bà ngày đó cùng niềm vui chung của quê hương độc lập cộng hưởng giúp bà có những thăng hoa thú vị về thơ ca. Miệng nhai trầu bỏm bẻm, bà Hiệp tự hào danh tiếng làng Mai Xá Chánh được người Quảng Trị truyền đời qua câu tục ngữ: “Gan Mai Xá”. Bà kể khi tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội được Nguyễn Ái Quốc lập ra, những năm 1925-1929 chi hội TNCMĐCH ở Mai Xá Chánh ra đời. Bà bà Hiệp cùng gia đình làm cơ sở nuôi giấu cán bộ. Đến hôm nay bà là một trong ít người có mặt tại buổi khởi nghĩa giành chính quyền tại đình làng Mái Xá Chánh ngày đó, còn sống.

Bà Hiệp không chỉ nổi tiếng là chứng nhân lịch sử, mà con là người ghi nhận lịch sử, truyền thống quê hương, đất nước bằng thơ ca, hò vè. Biệt tài của bà là ứng khẩu nhanh, ứng tác giỏi, kể chuyện rất hay. Suốt cuộc đời tham gia hoạt động cách mạng từ ngày khởi nghĩa giành chính quyền bà Hiệp đã ghi lại nhiều câu chuyện bằng thơ ca đầy xúc động mà không phải ai cũng có khả năng diễn đạt được. Làng Mai Xá Chánh là nơi ra đời huyền thoại Mẹ Gio Linh. Dân làng không bao giờ quên được cái ngày uất hận đó. Giặc Pháp bắt được 2 anh Nguyễn Đức Kỳ và Nguyễn Phi, cán bộ của xã Gio Mai. Chúng mang các anh về tra tấn rồi cắt đầu treo ở chợ trước đình làng Mai Xá Chánh nhằm làm nhụt ý chí kháng chiến của người dân. 

Làm việc hàng ngày với bà là một niềm vui để khoả lấp nổi cô đơn

Những người phụ nữ làng Mai Xá Chánh trong những ngày trùm bóng tang tóc ấy đã bưng thúng mủng giả vờ đi chợ để mang đầu các anh về tìm chỗ chôn cất kín đáo. Quân Pháp không ngờ chính hành động dã man của chúng đã góp phần kết nên tượng đài đau thương, bất diệt, có sức lan toả vào thơ ca, hò vè của người dân làng Mai Xá Chánh. Kể xong câu chuyện người mẹ Mai Xá Chánh đi tìm đầu con bị giặc giết hại, bà Hiệp cất cao giọng hò đầy day dứt: “Đất Gio Linh đánh giặc giữ làng/Hai chiến sĩ sa vào tay lũ giặc/Giặc tham tàn cắt đầu hành huyết/ Vào Mai Xá biêu đầu ra giữa chợ/Hai đôi mắt vẫn còn rạng rỡ/Nét oai hùng ngạo nghĩnh khinh khinh”.

 Có tài và có trí nhớ giỏi nên chuyện gì đến với bà Hiệp cũng thành thơ ca. Bà nói chính những năm tháng dài đằng đẵng một mình ở nhà vừa hoạt động cách mạng vừa nuôi con, chờ chồng tập kết ở miền Bắc đã giúp bà dồn nén cảm xúc thành thơ ca. Những lá thư bà viết gửi chồng đi tập kết 1954 hay thư của chồng viết gửi cho bà ở quê hương đến hôm nay bà đều thuộc lòng. “Đêm nằm ấp con mà lòng mong ngày đất nước được độc lập nên mỗi trang thư chỉ đọc vài lần là tôi nhớ đến tận bây giờ”, bà Hiệp chùng giọng. Rồi bà lại hò cho tôi nghe: “Đêm hôm nay em nằm không ngủ/Cứ nhớ lời nhắn nhủ của anh/Ở nhà giữ mái lều tranh...”. Bà Hiệp không nhớ hết mình đã sáng tác tác bao nhiêu bài thơ ca, hò vè và tự mình diễn xướng cho bao nhiêu người nghe. Song bà vẫn thích nhất là các bài: Gửi vợ miền Nam; Chồng ra đi tập kết; Vở hầm... Chính vì sáng tác thơ ca ủng hộ cách mạng nên bà bị giặc bắt giam tù đến 7 năm trời.

Bà Hiệp luôn đau đớn vì dưới đống rơm rạ bên góc sân này nguyên là căn hầm có 13 người thân của bà bị trúng bom cùng lúc

Đoàn tụ với gia đình, anh em không được bao lâu, bà Hiệp không thể ngờ đã đến cái ngày đất nước gần giải phóng toàn vẹn, năm 1972 giặc Mỹ lại ném bom xuống làng Mai Xá Chánh. Tất cả 13 người trong gia đình bà gồm bố chồng, em ruột bà, các cháu chắt... ngồi chung một hầm đều không thoát được. Ngớt tiếng bom, bà phải một mình ngồi chia từng cánh tay, đôi chân trong nấm mộ tập thể ấy cho đầy đủ 13 thi thể mang đi an táng. Bây giờ, căn hầm ấy vẫn nằm ngay bên góc sân ngôi nhà bà đang ở. Bà ra đó thắp hương hàng ngày khẩn cầu cho các linh hồn oan uất được siêu thoát. Bà nói: “Uất hận lắm nhưng là thực tế không thể lảng tránh được”.

Chia tay bà mà lòng tôi nặng trĩu. 84 tuổi, mình bà côi cút trong ngôi nhà lặng lẽ. Biết rằng con cháu gần xa, chính quyền địa phương luôn nhớ đến bà. Song như bà thú thật đêm về một mình buồn lắm. Biết đâu, có một ngày tiếng hò trong ngôi nhà ấy không còn nữa mà chẳng ai hay.

Nỗi đau lại tiếp tục nỗi đau. Sau lần đại tang ấy, một trong hai người con gái của ông bà sinh ra lại không may bị bom Mỹ giết hại trong một trận oanh tạc khác. Người con gái còn lại duy nhất của bà năm nay đã 64 tuổi, có chồng bị cụt cả hai chân.

Tài năng của bà Hiệp được nhiều người ghi nhận. Bà là “báu vật sống” của làng nên được từ xã đến huyện quan tâm. Những buổi lễ kỷ niệm truyền thống bà vinh dự được mời đến. Hôm tôi ghé qua nhà, bà khoe huyện Gio Linh vừa gửi giấy mời dự lễ kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh 2/9. Mỗi lần có sự kiện sinh hoạt chính trị, bà Hiệp lại được mời kể chuyện truyền thống- lịch sử quê hương, đất nước. Tuổi già nhưng bà Hiệp vẫn hăng say với năng khiếu kể chuyện của mình. Mỗi dịp có các đoàn cán bộ từ Trung ương hay bà con, cháu chắt nội ngoài từ Hà Nội, Đà Nẵng về, bà lại kể những câu chuyện xưa của làng bằng thơ ca hò vè. Nghe bà hò, từng câu chữ thấm sâu vào máu thịt của từng người.

Hôm vừa rồi một tiến sĩ văn học đã đề nghị bà thực hiện tất cả những bài hò để ghi âm làm tư liệu nghiên cứu. Theo đánh giá của tiến sĩ này, những người có năng khiếu như bà Hiệp không nhiều. Bà được xem như “báu vật sống”. Nếu không kịp khai thác, gìn giữ những vốn quý này sau sẽ tìm không ra.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm