| Hotline: 0983.970.780

TS. Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam:

Bây giờ đi lễ hầu hết theo xu thế thị trường...

Thứ Sáu 10/02/2017 , 08:01 (GMT+7)

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lễ hội, nhiều hình ảnh phản cảm, tranh cướp lộc lại diễn ra. Ý nghĩa linh thiêng, ý nghĩa văn hóa của lễ hội đã bị biến thành vấn nạn. 

Theo TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cần có chế tài xử phạt những tiêu cực này.

16651536-1677361238944437-986794281-o175654193
Những hình ảnh phản cảm như thế này dễ bắt gặp ở lễ hội
 

Ông có thể lý giải vì sao, nhiều hình ảnh phản cảm, tiêu cực cứ kéo từ mùa lễ hội này sang mùa lễ hội khác như nạn đốt vàng mã, cướp giật, tranh giành lộc…?

Đúng là hiện nay đang có nhiều tệ nạn trong mùa lễ hội như cướp giật, hiện tượng tranh cướp nhau hay kể cả là đốt vàng mã… vẫn diễn ra ở các lễ hội, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng tuy nhiên vẫn còn. Tôi nhận định nhân dân bây giờ đi lễ hầu hết theo xu thế thị trường là chủ yếu, họ đi cầu những gì có lợi cho mình, cầu cho mình là chính chứ không nhiều người hiểu rõ được bản chất thực sự của lễ hội đó là gì cả.

Về mặt cơ quan quản lý cũng chưa thống nhất được quy định, cũng có những giải pháp cụ thể nhưng lại chưa mang tính hiệu quả cao. Hầu hết, những giải pháp đang tồn tại đều không kèm theo những chế tài cụ thể, cấm thế nào thì không có, phạt thế nào cũng chưa cụ thể mà chỉ nói chung chung thôi nên dễ xảy ra các vấn đề nêu trên.

Lấy ví dụ như việc đốt vàng mã thì cần thiết đốt đến đâu, đốt như thế nào, nếu sai thì xử lý ra sao thì không rõ. Kể cả chuyện cướp giật cũng vậy, khi bắt gặp cướp giật trong lễ hội thì phải làm sao? Chúng ta cũng chưa có chế tài để xử phạt, không có phê phán mạnh. Do đó tình trạng mất trật tự và lợi dụng mùa lễ hội để thực hiện những hành vi xấu vẫn xảy ra.

Vấn đề giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân tham gia lễ hội đã đặt ra rất nhiều. Nhưng dường như vẫn chưa hiệu quả?

Theo tôi, giáo dục cộng đồng là cần thiết. Nhưng chúng ta phải cụ thể hóa ra, không được chung chung. Cần phải có chế tài riêng, hình thức là gì? cần phải làm như thế nào? xử phạt thế nào? ai xử phạt, mức độ xử phạt và khả năng thực hiện ra sao thì sẽ cụ thể hơn. Tinh thần giáo dục cộng đồng hay chế tài quản lý luôn phải thực hiện song song với nhau, trong đó phải đề cao vai trò của quần chúng nhân dân lên trên.

Xã hội càng phát triển, kéo theo vai trò của quần chúng nhân dân càng lớn. Trong mùa lễ hội, nếu như chúng ta nắm bắt tốt được vai trò quần chúng nhân dân, hiểu được tầm quan trọng đó thì chúng ta sẽ quản lý được tốt vai trò phân cấp trong việc thực hiện công tác quản lý của lễ hội tốt hơn nhiều cái khác.

Có những nơi còn tồn tại một vài thủ tục lạc hậu, ban đầu họ chưa muốn bỏ đi, tuy nhiên sau một thời gian tuyên truyền vận động nhân dân cũng nghe theo đấy thôi. Ở đây tôi nhấn mạnh vai trò của quần chúng quyết định, chứ cũng không nên áp đặt riêng từ trên xuống.

Tuy nhiên, có nhiều lễ hội đã thay đổi bằng văn bản áp đặt từ trên xuống. Điều này vẫn được thực hiện đem lại sự đồng thuận trong dư luận như Chém lợn Ném Thượng. Song lại không tạo niềm vui trong nhân dân như với Phết Hiền Quan, với treo trâu Đông Cuông? Vậy, theo ông, có bài toán chung cho việc quản lý các lễ hội không?

Trước mỗi phong tục, hiện tượng, phải có sự nghiên cứu, xem xét về nguồn gốc, ý nghĩa của nó trước khi kết luận đó có phải là một hành động phản cảm hay không.

Đối với các hành vi được xác định phản cảm thì phải có cách điều chỉnh thực hiện. Dù sao, cách quản lý lễ hội bằng những mệnh lệnh hành chính rõ ràng là chưa hợp lý.

Để lễ hội đi vào nề nếp mà vẫn giữ được những giá trị truyền thống, theo ông, nên bắt đầu từ đâu?

Cơ quan quản lý nhà nước phải xây dựng được những văn bản mang tính quản lý về vấn đề này, nêu cụ thể từng vấn đề. Ví dụ đốt vàng mã, chặt chém, cướp giật… thì phải xử lý chế tài ra sao?

Cần phải tuyên truyền mạnh vấn đề này cho cộng đồng, và nên tuyên truyền bằng tiếng nói của các nhà khoa học, tránh dùng tiếng nói phiến diện để nhiều kẻ xấu lợi dụng mê tín dị đoan hoặc tạo sự phản cảm trong lễ hội.

Cần phải có bộ quy tắc ứng xử cụ thể riêng cho nhân dân khi tham gia vào mùa lễ hội, giám sát việc thực hiện bộ quy tắc đó và phải có biện pháp xử lý kịp thời. Xử lý có thể bằng phương pháp hành chính, phát hiện qua camera… những trường hợp đó chúng ta có thể xử lý ngay. Bên cạnh việc xử lý còn có thể tuyên truyền cho nhân dân ngay tại chỗ sẽ hiệu quả hơn.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất