| Hotline: 0983.970.780

Bayer hoàn tất giao dịch mua lại Monsanto

Thứ Sáu 08/06/2018 , 14:31 (GMT+7)

Vào ngày thứ Năm, 07/06/2018 vừa qua, Bayer đã thực hiện thành công giao dịch mua lại tập đoàn Monsanto (Mỹ).

Việc sáp nhập Monsanto vào Bayer góp phần mang lại sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa nền nông nghiệp hiện đại, bền vững

Ngay sau khi thuơng vụ sáp nhập hoàn tất, cổ phiếu của Monsanto sẽ không còn được giao dịch trên Sàn chứng khoán New York, và Bayer là chủ sở hữu duy nhất của công ty Monsanto. Các cổ đông của Monsanto đã được chi trả 128 USD/cổ phiếu. J.P. Morgan hỗ trợ Bayer trong việc thanh toán giao dịch sáp nhập lớn nhất trong lịch sử công ty. Theo quyết định phê duyệt có điều kiện của Bộ Tư pháp Mỹ, việc sáp nhập Monsanto vào Bayer có thể được thực hiện ngay khi Bayer hoàn thành việc chuyển nhượng một số tài sản cho BASF. Dự kiến, việc sáp nhập này sẽ mất khoảng hai tháng.

“Hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt: đối với khách hàng của chúng tôi, những nông dân trên toàn thế giới, chúng tôi có thể giúp đảm bảo và cải thiện vụ mùa hiệu quả hơn nhiều; đối với các cổ đông của chúng tôi, giao dịch này có thể tạo ra giá trị tương đối lớn; và đối với khách hàng hay nói rộng ra là đối với toàn xã hội, chúng tôi sẽ có cơ sở tốt hơn giúp nông dân trên toàn thế giới sản xuất nhiều thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe, an toàn, bền vững hơn với giá cả phải chăng. Là động cơ cải tiến hàng đầu trong ngành nông nghiệp, chúng tôi tạo việc làm và trao cơ hội phát triển hấp dẫn cho các nhân viên trên toàn thế giới. Mục tiêu phát triển bền vững cũng quan trọng như các mục tiêu tài chính, chúng tôi đặt mục tiêu nâng cao trách nhiệm cần có của một công ty dẫn đầu trong ngành nông nghiệp đồng thời tăng cường đối thoại sâu hơn với xã hội”, ông Werner Baumann, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bayer vui mừng chia sẻ.

Ông Hugh Grant, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành sắp mãn nhiệm của Monsanto cho biết: “Giao dịch sáp nhập hoàn thành ngày hôm nay là cột mốc quan trọng hướng tới tầm nhìn xây dựng một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ nông dân canh tác hiệu quả và bền vững hơn vì quyền lợi của hành tinh xanh và khách hàng thân yêu của chúng tôi. Tôi tự hào về con đường chúng tôi đã đi qua với Monsanto và mong muốn ngành nông nghiệp sẽ phát triển hiện đại hơn nữa sau khi công ty sáp nhập với Bayer”.

Được biết, ông Liam Condon, thành viên của Hội đồng Quản trị Bayer, sẽ dẫn dắt Bộ phận Khoa học Cây trồng sau khi quá trình sáp nhập này được bắt đầu. Từ nay đến thời điểm đó, Monsanto vẫn sẽ hoạt động độc lập với Bayer.

Được biết, kế hoạch mua lại Monsanto được Bayer công bố hồi tháng 5/2016. Tổng giá trị giao dịch khoảng 63 tỷ USD, bao gồm các khoản nợ còn lại của Monsanto tính đến tháng 2/2018.

Sau giao dịch này, Bayer mong đợi sự đóng góp tích cực vào thu nhập chính trên mỗi cổ phiếu bắt đầu từ năm 2019. Từ năm 2021 trở đi, mức tăng trưởng dự kiến sẽ ở mức hai con số. Và từ năm 2022 trở đi, mức tăng thu nhập trước thuế hàng năm là 1,2 tỷ USD.

Ảnh: H.T

Bayer là Tập đoàn toàn cầu có chuyên môn trong các lĩnh vực về Khoa học Đời sống, bao gồm Chăm sóc Sức khỏe và Nông nghiệp. Sản phẩm và dịch vụ của Tập đoàn được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Đồng thời, Tập đoàn hướng đến việc tạo ra giá trị thông qua các hoạt động sáng tạo, tăng trưởng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bayer cam kết tuân thủ các nguyên tắc phát triển bền vững, thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức trong vai trò là công dân doanh nghiệp. Trong năm tài chính 2017, Tập đoàn đã tuyển dụng 99,800 lao động và đạt doanh số 35,0 tỷ euro. Chi phí đầu tư là 2,4 tỷ euro, chi phí Nghiên cứu & Phát triển (R&D) lên đến 4,5 tỷ euro.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm