Thứ tư, 17/04/2024 | 21:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 09:52, 28/02/2020

Bayer và XAG hợp tác thúc đẩy nông nghiệp kỹ thuật số

Ngày 25/2, tại Singapore, Bayer và XAG ra thông báo về quan hệ đối tác chiến lược nhằm cung cấp, thúc đẩy và thương mại hóa công nghệ nông nghiệp kỹ thuật số.
Sự hợp tác giữa Bayer và XAG sẽ cho phép các nông hộ nhỏ ở SEAP tiếp cận các bí quyết và công nghệ quản lý nông trại kỹ thuật số. Ảnh: Đối tác cung cấp.

Sự hợp tác giữa Bayer và XAG sẽ cho phép các nông hộ nhỏ ở SEAP tiếp cận các bí quyết và công nghệ quản lý nông trại kỹ thuật số. Ảnh: Đối tác cung cấp.

Theo thỏa thuận, Bayer và XAG sẽ cùng khai thác hợp tác thương mại tại SEAP, bao gồm việc phân phối các sản phẩm và giải pháp của XAG thông qua các kênh của Bayer, cũng như cùng nỗ lực thúc đẩy và phát triển thị trường bao gồm việc thiết lập các nhà cung cấp dịch vụ với các đối tác kinh doanh nội địa tại các quốc gia SEAP.

Sự hợp tác chính thức được xác lập với việc ký kết Bản ghi nhớ (BGN) giữa hai công ty. Andre Kraide, Giám đốc khu vực SEAP, đại diện cho Bayer, trong khi đó, đại diện bên phía XAG là Nhà đồng sáng lập Justin Gong.

“Theo ước tính, 80% lượng lương thực mà các nước đang phát triển tiêu thụ được sản xuất bởi khoảng 500 triệu nông hộ nhỏ”.

“Chúng tôi biết rằng chúng ta cần tăng gấp đôi sản lượng lương thực để nuôi sống 10 tỷ người vào năm 2050.

Tuy nhiên, chúng tôi đồng thời nhận thức được chúng ta sẽ không có thêm đất canh tác hay các nguồn tài nguyên để thực hiện điều đó. Và đây chính là thời điểm để nông nghiệp kỹ thuật số phát huy thế mạnh”, Andre Kraide, Giám đốc khu vực SEAP, Bayer cho biết.

“Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, Bayer cam kết hỗ trợ các nông hộ nhỏ tiếp cận các giải pháp và công nghệ kỹ thuật số.

Chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ với XAG, các đối tác trong kênh phân phối và chuỗi giá trị của mình cũng như chính phủ và các bên liên quan chủ chốt ở các quốc gia nhằm tạo bước nhảy vọt trong phát triển nông nghiệp thông minh ở Đông Nam Á và Pakistan, đưa nông phẩm từ nông trại đến thẳng bàn ăn,” ông Andre Kraide cho biết thêm.

Sự hợp tác giữa Bayer và XAG sẽ cho phép các nông hộ nhỏ ở SEAP tiếp cận các bí quyết và công nghệ quản lý nông trại kỹ thuật số, giúp họ vượt qua những thách thức trong quá trình canh tác bao gồm: thiếu hụt lao động, nguồn nước, quản lý và sử dụng an toàn sản phẩm, và quan trọng hơn cả, sự hợp tác này cho phép họ gia tăng sản lượng với nguồn vốn bỏ ra ít hơn.

Sự hợp tác tại SEAP hình thành sau mối quan hệ đối tác trước đó giữa Bayer và XAG tại Nhật Bản, được công bố tại Tokyo vào tháng 10 năm 2019.

Theo thỏa thuận này, hai công ty cam kết hợp tác về các giải pháp phun thuốc tối ưu kết hợp giữa hệ thống bay không người lái (UAS) và công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tiên tiến.

“Cuối năm 2019, chúng tôi đã cho ra mắt các giải pháp robot và phần mềm của mình, qua đó làm phong phú thêm hệ sinh thái nông nghiệp thông minh của XAG.

Chúng tôi tự hào và rất vui mừng được hợp tác với Bayer để mang đến các giải pháp tích hợp phù hợp giúp tận dụng tối đa các thiết bị bay không người lái, trí tuệ nhân tạo và IoT, qua đó hỗ trợ các nông hộ nhỏ ở Đông Nam Á và Pakistan giải quyết những thách thức nông nghiệp cấp bách”, ông Justin Gong, Nhà đồng sáng lập XAG chia sẻ.

Từ một nhà sản xuất thiết bị bay không người lái có trụ sở tại Quảng Châu, Trung Quốc, XAG đã phát triển trở thành công ty công nghệ nông nghiệp hàng đầu thế giới với kỷ lục về dịch vụ bảo vệ cây trồng trên phạm vi 20 triệu ha.

Danh mục sản phẩm của XAG bao gồm thiết bị bay không người lái nhằm mục đích khảo sát và tưới phun, xe nông nghiệp đa năng và các thiết bị Internet Vạn vật (IoT) như trạm khí tượng và máy ảnh theo dõi nông trại.

NGỌC MINH

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm