| Hotline: 0983.970.780

BBB - 'cỗ máy sản xuất thịt bò' đã về đến Hà Nội

Thứ Ba 14/02/2017 , 07:50 (GMT+7)

Chiều 13/2, Cty CP Giống gia súc Hà Nội đã tiếp nhận đàn bò đực giống Blanc - Bleu - Blege (BBB) của Bỉ. 

18-14-36__dsc0064
Ký kết biên bản giao nhận bò BBB
 

Sự kiện này là dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực sản xuất tinh bò đực ngoại chất lượng cao tại Việt Nam. Bởi bò BBB được ví là "cỗ máy sản xuất thịt bò" ở châu Âu mà nhiều nước trên thế giới đang mơ ước có được.
 

Giống bò thịt tốt nhất

"Cỗ máy sản xuất tinh bò" đã có mặt ở Hà Nội. Hiện tại, 5 con bò đực giống BBB đang được nuôi tân đáo tại Xí nghiệp bò Bãi Vàng của Cty CP Giống gia súc Hà Nội đặt tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Trải qua hành trình dài từ Úc về Việt Nam qua đường hàng không, những con bò đực BBB ở độ tuổi 10 - 12 tháng vẫn rất khoẻ mạnh và gần gũi, thân thiện với đoàn khách đến tham quan.

Theo lý giải của nhà nhập khẩu, sở dĩ Việt Nam và Bỉ chưa có hiệp định về công tác thú y nên việc nhập bò BBB trực tiếp từ Bỉ là không khả thi. Trong khi đó, từ trước đến nay, TP Hà Nội mới chỉ nhập tinh đông lạnh bò BBB từ Bỉ.

Việc sở hữu những con bò đực BBB để có thể SX tinh ngay tại Việt Nam vẫn là mơ ước bấy lâu nay của các nhà khoa học chăn nuôi và bà con nông dân. Vì vậy, thay cho nhập bò BBB từ Bỉ, Cty CP Giống gia súc Hà Nội đã nhập 5 con bò BBB từ Úc với những tiêu chuẩn tương tự bò BBB chính gốc Bỉ (do Úc đã có hiệp định thú y với Việt Nam).

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), đánh giá BBB là giống bò độc quyền của Bỉ, được lai tạo và chọn lọc có năng suất thịt cao, là giống bò cho lượng thịt tốt nhất của châu Âu. Con đực lớn nhất ở giai đoạn 28 - 30 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 1 - 1,2 tấn. Như vậy khả năng tăng trọng của giống bò này rất lớn, với tỷ lệ thịt xẻ cao hơn rất nhiều so với các giống bò khác đang được nuôi tại Việt Nam.

18-14-36__dsc0016
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi đi kiểm tra chất lượng đàn bò
 

Trong 4 năm qua, Hà Nội là địa phương đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo tinh bò BBB (nhập khẩu từ Bỉ), phối cho đàn bò cái nền lai Sind của địa phương để tạo ra đàn bò F1 BBB. Thực tế đã chứng minh, một con bò F1 BBB nuôi thịt ở giai đoạn khoảng 24 tuổi có thể đạt khoảng 700 - 750kg, tức là cao gấp 1,3 đến 1,6 lần so với các giống bò hiện đang nuôi tại Việt Nam.

Ông Vân cũng cho biết, nếu chúng ta có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bò F1 BBB thì chất lượng thịt bò cũng rất ngon, không kém gì nuôi tại châu Âu và châu Úc, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng thương hiệu và đưa thịt bò F1 BBB trở thành ngành hàng chiến lược trong ngành chăn nuôi tại các địa phương, nhất là TP Hà Nội.
 

Cơ hội "đổi đời" đàn bò thịt nội 

Trước đó, nhằm tăng cường năng lực sản xuất giống bò ở Việt Nam, Bộ NN-PTNT đã thống nhất với Bộ Tài chính cho phép nhập 6 con bò đực giống thuần Brahman, giao cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Cty CP Giống gia súc Hà Nội, nghiên cứu phát triển và khai thác tinh dịch để ứng dụng vào sản xuất, nâng cao chất lượng đàn bò Việt Nam.

Đến nay, 6 bò đực Brahman đang phát triển rất tốt. Khoảng cuối tháng 2/2017, Cty CP Giống gia súc Hà Nội sẽ tiếp nhận dây chuyền khai thác, bảo quản, chế biến và sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ. Và, với sự tiếp nhận 5 con bò đực giống thuần BBB lần này, Việt Nam đã có thêm một giống bò mới chất lượng cao, phục vụ cho công tác sản xuất tinh dịch, từng bước chủ động và đa dạng hoá giống vật nuôi trong nước.

Phá thế độc quyền trong sản xuất tinh bò đông lạnh, theo ông Hoàng Thanh Vân, hiện nay Trạm Nghiên cứu và phát triển bò Moncada là nơi duy nhất ở Việt Nam có thể sản xuất tinh cọng rạ đông lạnh. Năng lực sản xuất tinh bò đông lạnh trong nước mỗi năm chỉ đạt từ 1,7 đến 2 triệu liều, trong khi đó nhu cầu của người chăn nuôi lên tới 3 - 3,5 triệu liều.

Với yêu cầu nâng cao năng chất lượng bò giống trong nước, có thể trong một vài năm tới chúng ta sẽ phải nhập khoảng 50 - 100 con bò đực giống ngoại nữa. Muốn làm được điều này, cần tăng cường công tác xã hội hoá sản xuất tinh dịch và đa dạng hoá các loại hình sản xuất, với điều kiện cơ sở chăn nuôi đáp ứng đủ yêu cầu theo nghị định 66 của Chính phủ. Cục Chăn nuôi đóng vai trò giám sát, động viên tất cả các doanh nghiệp cùng tham gia SX tinh.

Ông Nguyễn Huy Đăng, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết: Hà Nội là nơi có số lượng gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước. Riêng tổng đàn trâu, bò khoảng 170 ngàn con. Tỷ lệ bò cái lai Sind của TP đạt 90%, bởi vậy việc triển khai chương trình phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo bò BBB, tạo ra con lai F1 BBB rất thuận lợi.

Chỉ trong vòng 4 năm qua, số bê cái nền tham gia dự án đã đẻ được 40.000 con F1 BBB, đáng mừng là không có trường hợp nào phải mổ đẻ. Hiệu quả kinh tế khi nuôi bê F1 BBB rất cao. Theo ông Đăng, một con bê thường 4 tháng tuổi có trọng lượng chỉ 17kg, nhưng một con bò BBB cùng tuổi có trọng lượng khoảng 33 - 34kg (tức là nặng gấp đôi). Vì thế rất nhiều tỉnh, thành đã đổ về Hà Nội để mua bê F1 BBB về nuôi mặc dù giá con giống cao.

Ông Bùi Đại Phong - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Giống Gia súc Hà Nội khẳng định: Với ý chí, năng lực tài chính và quyết tâm của mình, chắc chắn Trạm nghiên cứu, sản xuất tinh đông lạnh sẽ được xây dựng, hoàn thiện và sản xuất tinh trong năm 2017, sớm phá thế độc quyền trong lĩnh vực sản xuất tinh cọng rạ đông lạnh ở Việt Nam hiện nay.

Một số hình ảnh những con bò đực BBB được nhập từ Úc về:

18-14-36__dsc0002
 

18-14-36__dsc0006
 

18-14-36__dsc0008
 

Ông Nguyễn Xuân Trạch - PGĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đơn vị phối hợp với Cty CP Giống gia súc Hà Nội khai thác giá trị giống của đàn bò đực BBB chia sẻ:

"Với 11 con bò đực giống ngoại chất lượng cao đang được nuôi giữ tại Xí nghiệp bò Bãi Vàng như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng thêm một trung tâm sản xuất tinh bò của Việt Nam với chất lượng sản phẩm tốt.

Học viện sẽ là cơ quan nghiên cứu, theo dõi phả hệ giống, chọn tạo ra những con bò đực giống tốt nhất phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Còn doanh nghiệp sẽ là nhà đầu tư cơ sở vật chất, vật tư đầu vào, khai thác tinh đạt tiêu chuẩn và thương mại hoá, ứng dụng vào sản xuất".

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm