| Hotline: 0983.970.780

Bế mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần VII

Chủ Nhật 25/11/2012 , 10:15 (GMT+7)

Chiều 24/11, Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VII đã tiến hành phiên bế mạc trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trang nghiêm và thắm tình đạo vị.

Hòa thượng Thích Phổ Tuệ được suy tôn Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Chiều 24/11, Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VII đã tiến hành phiên bế mạc trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp, trang nghiêm và thắm tình đạo vị.

Toàn thể Đại hội đã thống nhất tái suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ giữ ngôi vị Thiền gia Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Quang lâm chứng minh phiên bế mạc, ngoài Đức Pháp chủ Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ còn có Chư tôn đức Giáo phẩm thành viên Hội đồng Chứng minh và Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh; Chư tôn đức Hội đồng Trị sự và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII.

Lễ bế mạc còn có sự hiện diện của đại diện các bộ, ngành trung ương và đông đảo Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước.

Trong 2 ngày làm việc tích cực, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ VII đã hoàn thành chương trình Nghị sự gồm thông qua báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VI (2007-2012); thông qua chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017); thông qua toàn văn tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; thông qua danh sách tấn phong hàng Giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư cho 1.180 Tăng, Ni trên cả nước.

Ngay tại Hội nghị lần thứ Nhất Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự khóa VII nhiệm kỳ (2012-2017), Hội nghị đã suy cử Ban thường trực Hội đồng Chứng minh gồm 24 Hòa thượng và tái suy tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ ngôi vị Thiền gia Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Hội nghị cũng suy cử Ban thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII (2012-2017) gồm 61 vị Tăng, Ni, cư sĩ. Trong đó, Hòa thượng Thích Trí Tịnh tiếp tục được suy tôn làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương.

Phát biểu tại Hội nghị, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu bật Đại hội VII được xây dựng trên tinh thần ổn định để phát triển, kế thừa, phát huy tinh thần đoàn kết hòa hợp các hệ phái của Giáo hội, những thành tựu hơn 30 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam và từng bước chuyển giao thế hệ, qua nhiều Hội nghị về nhân sự, Ban chỉ đạo Đại hội và Phân ban nhân sự Đại hội VII đã cơ cấu hình thành dự kiến nhân sự đảm bảo sự cân đối các địa phương tỉnh, thành hội Phật giáo, rộng ra các khu vực vùng miền, hệ phái, và các ban, ngành, viện nhằm tạo nên sự hoạt động đồng đều, cân đối trong các công tác Phật sự đáp ứng nhiệm vụ đặt ra.

Đại hội đã tiến hành lễ cung rước, suy tôn ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong không khí trang nghiêm thành kính.

Ngay sau lễ suy tôn, Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban Đạo từ tới toàn thể Đại hội.

Trong bầu không khí hoan hỷ, toàn thể Đại hội, Tăng ni và tín đồ Phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước, các vị Đại biểu khách mời… đã thành kính dâng khánh vàng khánh tuế, và những bó hoa Trung ương tươi thắm lên Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tại lễ bế mạc, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thay mặt Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tuyên đọc thư của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam gửi Tăng ni Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thay mặt Ban Thư ký trình Đại hội thông qua Dự thảo Nghị quyết Đại hội.

Trong diễn văn bế mạc Đại hội, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam lại tiếp tục chuẩn bị một chặng đường mới cho việc khởi đầu thực hiện kế hoạch 5 năm sắp đến theo chương trình hoạt động Phật sự mà Đại hội thông qua.

Diễn văn bế mạc khẳng định, tất cả thành viên của Giáo hội sẽ đem hết trí lực và tâm lực của mình để hoàn thành các Phật sự đã được Đại hội đề ra, đồng thời tin tưởng với sự gia trì của Tam bảo, sự đồng tình của nhân dân, sự hỗ trợ chân tình của Đảng và Chính phủ, chính quyền các cấp, sự nỗ lực tự thân của chư Tăng Ni, Phật tử sẽ giúp cho Giáo hội vững tiến, tiếp tục đạt những thành quả tốt đẹp.

Đại hội đã tri ân công đức đóng góp của chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước; chân thành tri ân Đảng, Nhà nước và Chính quyền các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển bền vững về mọi phương diện.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm