| Hotline: 0983.970.780

Bế mạc kì họp thứ 7, QH khóa 13: Thúc bách nhiệm vụ từng Bộ trưởng

Thứ Tư 25/06/2014 , 10:14 (GMT+7)

Trên 95% đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Quốc hội (QH) về chất vấn và trả lời chất vấn tại kì họp thứ 7, QH khóa 13, theo đó QH giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lãnh đạo bộ, ngành…

* Chủ tịch Quốc hội kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Hạn chế đảo nợ

Nghị quyết QH cơ bản tán thành các giải pháp mà các thành viên của Chính phủ đã cam kết trước QH, tuy nhiên QH cũng đặt yêu cầu trách nhiệm đối với từng Bộ trưởng.

Trong lĩnh vực tài chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng được giao nhiệm vụ thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh tài chính về nợ công, nợ Chính phủ trong giới hạn cho phép; tái cơ cấu nợ công theo hướng chuyển từ cơ cấu vay ngắn hạn sang vay dài hạn, phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài hơn; giảm bội chi ngân sách, hạn chế sử dụng vay mới để đảo nợ cũ; rà soát, đánh giá tổng thể nợ công, nợ của Chính phủ để có giải pháp cân đối vay và trả nợ.

Để làm tốt nhiệm vụ này Bộ Tài chính cần thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước và cân đối thu chi hợp lý tăng khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tình trạng gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, hoàn thuế sai, chuyển giá.

Ngoài ra, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ mang lại một nguồn vốn lớn nên QH cũng yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng phương án sử dụng và quản lý nguồn vốn từ kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

Chấn chỉnh việc mở trường ĐH tràn lan

Trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Nghị quyết QH yêu cầu Bộ trưởng GD-ĐT phải có biện pháp triển khai kịp thời Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

Theo đó, Bộ GD-ĐT cần hoàn chỉnh Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trình QH xem xét, quyết định vào kỳ họp thứ 8 đồng thời nghiên cứu sửa đổi Luật Giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trình QH. Liên quan đến hiện tượng nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, QH đề nghị Bộ trưởng Phạm Vũ Luận căn cứ vào kết quả dự báo lao động việc làm hàng năm để có định hướng đối với hoạt động tuyển sinh, đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.

Tiếp tục rà soát, có giải pháp chấn chỉnh tình trạng mở trường đại học và tuyển sinh tràn lan, nâng cao chất lượng đào tạo, đưa giáo dục đại học vào nền nếp.

Sửa các quy định trái pháp luật

Về nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Nghị quyết QH nêu rõ Bộ Tư pháp phải triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp mới. Theo đó, tập trung rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật, xác định các quy định trái Hiến pháp để đình chỉ thi hành, các quy định cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới để cụ thể hóa Hiến pháp.

Bộ Tư pháp cần sớm nghiên cứu xây dựng trình Quốc hội dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất; đề cao trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trong chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng, ban hành và tổ chức hướng dẫn, triển khai thi hành pháp luật.

Tăng cường phối hợp chống tham nhũng

Riêng đối với Tổng Thanh tra CP Huỳnh Phong Tranh, QH yêu cầu có biện pháp chỉ đạo kiên quyết dứt điểm đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân gắn với triển khai thực hiện Luật khiếu nại, Luật tố cáo.

Cơ quan thanh tra phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm toán nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có biện pháp đẩy mạnh sự tham gia của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Đối với những vụ, việc có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay đến cơ quan có trách nhiệm để thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Có kế hoạch tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, bảo đảm xử lý đến cùng kết luận của cơ quan thanh tra.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm