| Hotline: 0983.970.780

Bẻ nanh "hổ lớn": Phòng giam Chu Vĩnh Khang từng quản thúc Giang Thanh

Thứ Hai 04/08/2014 , 10:15 (GMT+7)

Mạng tin "Backchina" của người Trung Quốc ở nước ngoài loan báo cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang sẽ bị giam tại phòng giam số 1 Tần Thành, nơi từng giam giữ bà Giang Thanh. Báo chí nhà nước Trung Quốc nhận định, kể từ thời “bè lũ 4 tên” một thời khuynh đảo chính trường Trung Quốc đến nay, chưa có quan chức cao cấp nào ngang với ông Chu Vĩnh Khang bị điều tra công khai./ "Hổ lớn" Chu Vĩnh Khang chính thức bị điều tra

Phòng giam số 1

Khi tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc hôm 30/7 vừa qua chạy hàng tít lớn: “Đánh bại "hổ lớn" Chu Vĩnh Khang thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của Đảng”, người ta hiểu rằng cựu trùm an ninh họ Chu đã hoàn toàn mất đi quyền lực.

Vài ngày sau, báo Giải phóng quân Trung Quốc cũng cho đăng bài viết ở vị trí trang trọng với tiêu đề: Quân đội, cảnh sát vũ trang Trung Quốc ủng hộ điều tra Chu Vĩnh Khang.

Động thái này rất được chú ý bởi ông Chu từng là người nắm giữ ngành Công an trong nhiều năm. Vị cựu Bộ trưởng Công an được cho là người có bàn tay thép trong lực lượng an ninh đối nội, đối ngoại ở Trung Quốc.

Chỉ huy các lực lượng từ không quân, hải quân, bộ binh đến lực lượng cảnh sát vũ trang được dẫn lời khẳng định, họ “ủng hộ nhiệt liệt chủ trương của Đảng” trong việc điều tra ông Chu Vĩnh Khang.

Theo tiền lệ trước nay ở Trung Quốc, ông Chu sẽ bị đưa đến nhà giam khét tiếng mang tên Tần Thành. Nhà giam Tần Thành được nói là nổi tiếng ngang hàng với Nghĩa trang Bát Bảo - nơi dành cho những đảng viên có cống hiến đặc biệt quan trọng ở Trung Quốc.

Mạng tin Backchina ví von: Ở Trung Quốc, điều các đảng viên mong muốn nhất là khi qua đời được chôn ở Nghĩa trang Bát Bảo, còn đối thủ chính trị của mình sẽ phải vào Tần Thành.

Tần Thành, nhà giam chuyên dành cho những đảng viên bị khép tội “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng”, một bước chuyển quan trọng cho tội danh “tham nhũng” hoặc “lạm dụng chức vụ quyền hạn, mưu lợi bất chính” mà rất có thể họ sẽ phải đối mặt sau này.

Tin chưa được kiểm chứng độc lập của Backchina và trang Duowei News nói ông Chu sẽ bị giam tại phòng giam số 1, nơi trước kia từng giam giữ người đứng đầu “bè lũ bốn tên” là bà Giang Thanh.

15-09-59_nh-1
Nhà giam Tần Thành, nhìn từ phía ngoài

Cố Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ và vợ cũng từng bị giam giữ tại đây năm 1967, khi “bè lũ bốn tên” gây ra cuộc Cách mạng văn hóa - thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.

Những năm gần đây, Tần Thành là nơi giam giữ cựu Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Trần Hy Đồng, cựu Chủ tịch khu tự trị dân tộc Tráng tỉnh Quảng Tây Thành Khắc Kiệt. Hai năm trước, Bạc Hy Lai và cựu Giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân cũng bị giam tại đây.

Tin tức ông Chu Vĩnh Khang bị quản thúc, điều tra đã xuất hiện từ cách đây 2 năm.

Khi đó, truyền thông phương Tây loan tin "mối liên minh đặc biệt" gồm ông Chu Vĩnh Khang và cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai sẽ bị phá vỡ bởi ông Bạc cùng vợ dính vòng lao lý.

Trang tin chuyên phân tích chính trị The Diplomat khi đó nói cả ông Bạc và ông Chu đều được sự hậu thuẫn lớn của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Tất nhiên điều này chưa từng được báo chí chính thống Trung Quốc công nhận.

Tờ The Diplomat nhận định việc ông Tập bất chấp phản đối của các "nguyên lão" để đem vụ Chu Vĩnh Khang ra xét xử cho thấy "năng lực chính trị có thừa" của người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Trong giới chính trị Trung Quốc hiện nay, không có ai ngăn cản hoặc lay động nổi các chính sách và quyền lực của ông Tập Cận Bình”, trang Backchina bình luận.

Nhưng các trang báo tiếng Trung Quốc như tờ Minh Báo (trụ sở tại Hồng Kông), tờ Want China Time (Đài Loan) và các trang tin có trụ sở nước ngoài như Duowei, Backchina đều công nhận điều này.

Miễn tử kim bài

Báo mạng có lượng người truy cập đông nhất Trung Quốc Sina đăng tải bài viết nói vụ bắt giữ ông Chu Vĩnh Khang - gây chấn động nội bộ Trung Quốc chẳng kém gì vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản thời Thế chiến II.

Tờ Sina không nhắc đến liên minh Chu - Bạc được báo chí phương Tây nhắc tới khá nhiều. Theo đó, mối quan hệ đặc biệt giữa Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai đã trở thành mục tiêu đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với câu nói nổi tiếng: "Diệt cả hổ lẫn ruồi".

Kể từ đó đến nay, có hàng chục quan chức cỡ phó tỉnh trưởng trở lên bị điều tra về các cáo buộc tham nhũng.

Nhưng “hổ” thực sự mới chỉ chính thức bị công khai hôm 29/7 khi truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết ông Chu Vĩnh Khang - cựu Bộ trưởng Công an bị Ủy ban Kiểm tra, kỷ luật Trung ương điều tra cáo buộc vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng.

Trang Duowei News nói khi ông Tập "bất chấp mọi giá để điều tra triệt để vụ Chu Vĩnh Khang" thì các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc đã lên tiếng phản đối.

15-09-59_nh-2
Khuôn mặt suy tư của ông Chu Vĩnh Khang thời còn đang nắm quyền lực

Trong danh sách những người phản đối được Duowei News nêu tên có cựu Thủ tướng Lý Bằng, cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo và người có ảnh hưởng lớn nhất trong số các "nguyên lão công thần" là cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân.

Nguồn tin chưa được kiểm chứng độc lập của Duowei News nói ông Tập đã hứa "chỉ xử lần này, không lấy đó làm tiền lệ về sau" nhưng các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị không đồng ý.

Theo Backchina, dù về hưu nhưng các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị vẫn được nhiều ưu đãi như lúc đang tại vị. Gia đình hay thậm chí là "bè phái" của họ vẫn nắm được nhiều lợi ích và quyền lực.

Những ưu đãi theo tiền lệ có lẽ sẽ không còn được như thế trong vụ Chu Vĩnh Khang. Thậm chí, cựu trùm an ninh Trung Quốc còn có khả năng chịu án tù.

Các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị được cho là có "miễn tử kim bài" sẽ không còn được ưu ái như thế sau khi ông Tập kêu gọi quyết liệt chống tham nhũng.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm