| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre: 1 trái bưởi da xanh = 10 kg lúa

Thứ Tư 11/08/2010 , 13:12 (GMT+7)

Nhà vườn trồng bưởi da xanh ở Bến Tre đang hốt bạc khi bán một trái bưởi da xanh mua được 1 kg thịt heo hay 10 kg lúa.

Nhà vườn trồng bưởi da xanh ở Bến Tre đang hốt bạc khi bán một trái bưởi da xanh mua được 1 kg thịt heo hay 10 kg lúa.

Ông Nguyễn Văn Xốt, ấp Tân Long 2, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre vui ra mặt khi 3/5 công đất trồng bưởi da xanh đang trĩu quả. Ông Xốt khoe: Thời điểm này thương lái săn lùng tận vườn thu mua với giá 35.000 đồng/kg. Với giá này thì một trái bưởi đổi 1 kg thịt heo, còn quy ra lúa thì mua được khoảng 10 kg. Ông Nguyễn Văn Mười, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở xã Mỹ Thạnh An, TP Bến Tre cho biết: Trung bình 1.000 m2 trồng được khoảng 40 cây bưởi. Cây từ 5 - 8 năm tuổi là lúc cho trái ngon nhiều nhất, đạt từ 120 - 150 trái/cây/năm, tương đương khoảng 200 kg/cây/năm. Với giá bán tại vườn bình quân khoảng 25.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cây bưởi cho thu nhập khoảng 5 triệu đồng/năm. Còn với giá 35.000 đồng/kg như hiện nay thì nông dân càng mau giàu.

Ông Đàm Vĩnh Hưng, chủ vựa trái cây Hương Miền Tây, ngã ba Bềnh, xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre cho biết: Sở dĩ bưởi da xanh hút hàng được giá là do thị trường khu vực miền Trung, miền Bắc đang rất ưa chuộng. Giá bưởi da xanh giao cho các đại lý bán lẻ đã từ 30.000 - 35.000 đồng/kg tùy loại. Giá này cao hơn giá các nhà xuất khẩu thu mua khoảng 2.000 - 5.000 đồng/kg. Năm nay, nguồn hàng tương đối dồi dào, ngay lúc này các vựa thu vào mỗi ngày từ 8 - 10 tấn, thị trường tiêu thụ diễn biến rất có lợi cho nhà vườn. Từ nay đến tháng 11/2010 là vào cao điểm thu hoạch bưởi da xanh. Để đảm bảo tốt đầu ra của trái bưởi da xanh khi bưởi cho trái rộ vựa trái cây Hương Miền Tây đã xây dựng nhà máy đóng gói bưởi da xanh xuất khẩu có công suất 36 tấn/ngày, tại ngã ba Bềnh, xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỉ đồng.

Đến lúc này có thể khẳng định rằng, khi địa phương mạnh dạn qui hoạch, mạnh dạn đầu tư sẽ là đòn bẩy giúp nhà nông thoát nghèo. Nhiều nhà vườn đã thực sự được hưởng lợi từ dự án 125 tỷ đồng đầu tư cho nhà vườn phát triển 4.000 ha bưởi da xanh của tỉnh Bến Tre.

Ông Phan Văn Khổng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre cho biết: Sau 4 năm triển khai thực hiện dự án trồng bưởi da xanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến nay nhà vườn đã trồng được khoảng 4.000 ha, trong đó có hơn 2.500 ha đang cho trái. Nếu như 3 năm về trước nhà vườn ý thức đầu tư các yếu tố kỹ thuật thì bây giờ còn hốt bạc nữa. Bình quân 1 ha chăm sóc tốt mỗi năm nhà vườn thu về khoảng 10 tấn trái. Giá bán bình quân khoảng 25.000 đồng/kg thì tổng thu phải từ 250 triệu đồng/ha. Trừ chi phí đầu tư, công chăm sóc từ 10 - 15% nhà vườn vẫn còn lãi ròng khoảng 200 triệu đồng/ha. Nếu nhà vườn đầu tư thâm canh thì năng suất 12 - 15 tấn/ha, lợi nhuận còn cao hơn.

Ông Lê Phước Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách, Bến Tre cho biết: Dự án trồng bưởi da xanh đã mang lại hiệu quả kinh tế lẫn xã hội như: Đời sống người dân được cải thiện, chất lượng, năng suất trái cây được tăng lên, đây cũng là cơ hội để tăng sức cạnh tranh của trái cây Việt Nam mà điển hình là bưởi da xanh trên thị trường trong và ngoài nước. 

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nhận định: Hiện tại, chương trình đã mang lại hiệu quả cho người dân cụ thể chất lượng, sản lượng bưởi tốt hơn, giá cả cao hơn trước. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các hộ sản xuất với các cơ sở thu mua; giữa các hộ sản xuất với cán bộ kỹ thuật nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận và cập nhật các kiến thức mới về kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi, nâng cao trình độ thâm canh cho người dân.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm