| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre: Nâng cao ý thức của người chăn nuôi

Thứ Tư 17/07/2019 , 08:34 (GMT+7)

Nhờ đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về dịch tả heo Châu Phi mà ý thức người nuôi heo ở Bến Tre nâng cao rõ rệt, luôn trong tâm thế sẵn sàng chống dịch.

Công tác thông tin tuyên truyền được Sở NN-PTNT Bến Tre tổ chức thực hiện trên kênh tọa đàm trực tiếp với hộ chăn nuôi. Nhờ đó, người chăn nuôi đã nắm bắt được thông tin về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng ngừa và tổ chức thực hiện các giải pháp phòng dịch. Nhiều trang trại, hộ chăn nuôi lợn đã chủ động mua sắm máy phun xịt, thuốc sát trùng để tiêu độc, khử trùng chuồng trại. 

Bên cạnh đó các hộ nuôi cũng hạn chế thấp nhất sự tiếp xúc của đàn lợn với môi trường bên ngoài. Chủ động chăn nuôi an toàn sinh học.

Ý thức thức người nuôi luôn được nâng cao. Luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ tiêu độc khử trùng thường xuyên.

Là hộ chăn nuôi an toàn sinh học theo tiêu chuẩn VietGAHP, ông Hồ Văn Truyền ở xã Thành Thới B, Mỏ Cày Nam cho biết: “Hiện trang trại của tôi thực hiện chăn nuôi quy trình khép kín an toàn sinh học. Dùng thức ăn viên dạng công nghiệp, dùng nước giếng khoan, 4-6 tháng kiểm tra định kỳ một lần. Nhân viên ra vào trại được sát trùng khử độc kỹ càng”.

Cũng tại hộ ông Truyền, mô hình xử lý chất thải cũng được ông quan tâm thực hiện tốt như thực hiện hầm biogas và máy tách phân để giảm tải ô nhiễm môi trường xử lý mầm bệnh. Hiện đàn lợn của ông Truyền có quy mô lớn trên 500 lợn thịt, nái, con.

Quy trình chăn nuôi an toàn được các hộ chia sẻ với nhau, thực hiện rất nghiêm ngặt. Tại hộ ông Nguyễn Văn Bé Chính, tại xã Cẩm Sơn (Mỏ Cày Nam) chăn nuôi lợn với quy mô trên 400 con. Ngoài vệ sinh tiêu độc khử trùng thường xuyên chuồng trại, lối ra vào ông còn đặc biệt chú ý đến mầm bệnh từ thương lái. Sau mỗi đợt xuất bán lợn, khi nhận tiền từ các thương lái ông Chính cẩn thận ra quầy thuốc tây mua cồn y tế lau chùi, khử trùng từng tờ tiền.

Chốt kiểm tra dịch bệnh của tỉnh Bến Tre đặt ngay cầu Rạch Miễu.

Ông Ôn Văn Hùng có trên 20 năm trong nghề nuôi heo ở ấp Thanh Hòa, xã Thành An, Mỏ Cày Bắc. Hiện ông nuôi trên 500 con lớn nhỏ, trị giá gần 900 triệu đồng. Để chăn nuôi an toàn trong vùng dịch ông Hùng nói: “Mình cố gắng làm gọn lại để cho mật độ thấp xuống, quản lý dịch bệnh cho dễ. Thứ hai, mình thu được vốn để còn tái đàn”.

Ông Lê Phong Vinh, Phó Trưởng phòng NN-PTNT Mỏ Cày Bắc cho biết: “Đàn heo của huyện có trên 166.000 con với hơn 3.320 hộ nuôi. Mỗi hộ nuôi san sát nhau, khoảng cách xã nhất giữa hai hộ nuôi không quá 100 m. Vì vậy, bà con ở đây luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu với dịch. Chủ động dữ trữ vôi thuốc sát trùng và thực hiện rải vôi sát trùng tiêu độc chuồng trại với tần suất tăng gấp 2-3 lần. Các điểm trung chuyển heo cũng được tập trung đẩy mạnh sát trùng tiêu độc hơn trước.”

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bến Tre đã phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức 10 trạm kiểm soát dịch bệnh động vật trên cạn cấp tỉnh, lực lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động 24/24h. Bến cạnh đó, tỉnh cũng lập trên 50 chốt chặn kiểm soát tại các bến đò giao cho các huyện thực hiện. Nhằm tăng cường kiểm soát các hoạt động vận chuyển, mua bán, giết mổ heo và các sản phẩm từ thịt heo, kiên quyết đóng cửa các cơ sở giết mổ không có kiểm soát của thú y; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kiểm tra xử lý tình trạng buôn bán, vận chuyển heo mọi lai vì xác định đây là nguồn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.