| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre phát triển bò thịt

Thứ Tư 08/08/2012 , 11:04 (GMT+7)

Từ nhiều năm nay, Bến Tre đã trở thành tỉnh đứng đầu ở ĐBSCL về nuôi bò thịt với tổng đàn bò lên tới trên 180.000 con.

Từ nhiều năm nay, Bến Tre đã trở thành tỉnh đứng đầu ở ĐBSCL về nuôi bò thịt với tổng đàn bò lên tới trên 180.000 con. Trên cơ sở đó, địa phương đang tập trung phát triển đàn bò thịt chất lượng cao.

Theo ông Nguyễn Văn Chấn, PGĐ Trung tâm Giống Nông nghiệp Bến Tre, tỉnh này đã có nhiều năm đầu tư cải tạo, nâng cấp đàn bò nền từ bò địa phương. Từ năm 2006-2010, Bến Tre tham gia thực hiện dự án cải tiến, nâng cao chất lượng đàn bò thịt Việt Nam do Cục Chăn nuôi chủ trì.

Theo đó, đàn bò đực thụ tinh trực tiếp được thay thế bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo các giống bò chất lượng cao thuộc nhóm Zebu (có máu từ 75% trở lên). Đến nay, bò lai Zebu đã chiếm tới trên 90% đàn bò nền. Khi tổng kết dự án, Bến Tre được đánh giá đứng đầu ở ĐBSCL và đứng thứ 4 cả nước sau TP HCM, Hà Nội và Thanh Hóa.

Với đàn bò nền đạt tỷ lệ Zebu hóa cao, chất lượng đàn bò thịt ở Bến Tre, nhất là huyện Ba Tri được đánh giá cao nhất ĐBSCL. Về Ba Tri trong những ngày tháng 8 này sẽ thấy rõ điều ấy, khi nhiều hộ chỉ bán 1 con bò thịt mà thu về hàng chục triệu đồng. Có những con bò được giá tới 50-60 triệu, thậm chí trên 60 triệu đồng cũng có.

Chuyện bán bò được giá cao, đương nhiên có yếu tố khách quan từ việc giá bò hơi đang khá tốt (khoảng 150.000 đ/kg) và chủ quan là đại đa số bò thịt ở Ba Tri có tầm vóc lớn, rất nặng ký, tỷ lệ thịt xẻ cao… Có thể kể vài trường hợp điển hình như ông Cao Văn Vũ, nông dân ở ấp 1, xã Tân Xuân nuôi một con bò 26 tháng, cân nặng tới trên 360 kg, mới bán cách đây chừng nửa tháng, thu về 56 triệu đồng.

Ông Trần Văn Thanh, nông dân ở ấp 1, xã Phú Lễ dẫn tôi vô tận chuồng để xem đàn bò thịt nhà ông tới gần chục con. Tất cả đều là bò lai nên con nào con nấy to cao lừng lững chẳng thua gì trâu mộng. Con lớn nhất ước nặng tới trên 400 kg. Ông Thanh khoe: “Vừa rồi có thương lái vào xem bò rồi trả giá con này trên 60 triệu đồng, nhưng tôi chưa bán”.

Anh Tú, nhân viên thú y xã Phước Tuy cho hay, bò lai 5 tháng tuổi đã có giá 12-18 triệu đ/con. Bò đến lúc bán thịt, những con đẹp đều phải có giá ít nhất là từ 30 triệu đồng trở lên. Chi phí nuôi bò thịt lại không nhiều lắm vì tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, cỏ tự trồng … Do đó, một con bò lớn bán được 50 triệu đồng, nông dân Ba Tri phải lời ít nhất một nửa.

Việc người nuôi nhiệt tình hưởng ứng, tích cực ứng dụng TBKT thụ tinh nhân tạo giống bò mới, chất lượng, chương trình phát triển đàn bò thịt chất lượng cao ở Bến Tre đang thuận lợi. Cái khó hiện nay là nguồn tinh bò giống siêu thịt vẫn còn thiếu so với nhu cầu, chủng loại bò giống siêu thịt cũng hạn chế, thiếu dẫn tinh viên...

Không dừng lại ở đó, theo ông Nguyễn Văn Chấn, Bến Tre đang tiến thêm một bước nữa là tạo ra đàn bò thịt chất lượng cao. Theo đó, những con bò cái có chất lượng tốt, nhất là bò ở huyện Ba Tri (nơi nuôi bò tốt nhất tỉnh) sẽ được tuyển chọn để gieo tinh bò siêu thịt từ các giống như Angus, Angus đỏ, Brahman, Droghtmaster… Dự kiến đến 2015, Bến Tre sẽ sử dụng 20.000-30.000 liều tinh bò siêu thịt nhằm tạo đàn bò thịt chất lượng cao khoảng 13.000 con.

Để thực hiện thành công mục tiêu nói trên, Sở NN-PTNT Bến Tre đã thành lập hẳn Ban quản lý dự án, với sự tham gia của đội ngũ dẫn tinh viên gồm 44 người, được phân bổ tại các huyện trọng điểm có đàn bò lớn như Ba Tri (khoảng trên 60.000 con bò, chiếm 1/3 tổng đàn bò Bến Tre). Đội ngũ dẫn tinh viên tham gia dự án đều có tay nghề tốt, nhiều kinh nghiệm.

BQLDA cũng đã hình thành mạng lưới cấp phát tinh và vật tư, với 6 điểm trung chuyển chuyên cung cấp, bảo quản tinh và nitơ của Trung tâm Giống Nông nghiệp Bến Tre. Đến nay, trung tâm đã nhận 20.948 liều tinh các loại, trong đó Angus nội 3.200 liều; Brahman nội 3.700 liều; Brahman Mỹ 8.613 liều; Droghtmaster 5.000 liều cùng 20.948 găng tay, dẫn tinh quản.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm