| Hotline: 0983.970.780

Bên trong nhà máy chế biến hoa quả tươi công suất 300 tấn/ngày ở Sơn La

Thứ Ba 15/09/2020 , 20:51 (GMT+7)

Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ ngày 20/9 tới với công suất 300 tấn/ngày.

Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ (Tập đoàn TH) đang trong giai đoạn hoàn thiện để chuẩn bị đi vào hoạt động vào ngày 20/9 tới. Nhà máy nằm trên xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La cạnh Quốc lộ 6, dễ dàng kết nối với các vùng nguyên liệu cây ăn quả ở Sơn La và Hòa Bình.

Giai đoạn 1 của nhà máy sẽ kéo dài đến năm 2025 với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, giải quyết cho 15.000 ha vùng cây nguyên liệu, tập trung vào các loại quả như Cam, Nhãn, Xoài, Chanh leo, Sơn tra. Công suất của giai đoạn này dự kiến vào khoảng 300 tấn rau quả mỗi ngày với phương thức hoàn toàn tự nhiên, an toàn, không qua xử lý nhiệt để giữ vẹn nguyên các dưỡng chất tự nhiên của rau quả.

Với công suất 300 tấn rau quả/ngày, Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ nằm trong tốp các nhà máy chế biến có công suất lớn nhất ở Việt Nam và là nơi đầu tiên sản xuất được nước ép cam và nhãn ở dạng cô đặc bằng công nghệ trích ly chuyên dụng hoàn toàn tự động, thiết bị cô đặc dạng tấm bản tiên tiến, công nghệ chế biến áp suất cao HPP.

Các thiết bị của nhà máy được nhập từ hãng Bertuzzi của Italia, nhà chế tạo thiết bị chế biến hoa quả chuyên dụng hàng đầu thế giới với hơn 85 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu các đặc tính của trái cây và sản xuất thiết bị chuyên dụng cho chế biến trái cây, đặc biệt là trái cây nhiệt đới.

Các thiết bị này được lắp đặt bởi Riekermann GMBH, Tập đoàn của Đức chuyên cung cấp các giải pháp thiết bị công nghiệp với 128 năm kinh nghiệm. Đặc biệt là trong giai đoạn Covid-19 vừa qua, do các chuyên gia không thể sang trực tiếp nên 3 bên đã kết nối trực tuyến để lắp đặt thành công hệ thống theo đúng tiến độ đề ra, ông Lương Quốc Hoàn, Giám đốc Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ cho biết.

Giai đoạn 2 của nhà máy sẽ bắt đầu từ sau năm 2025 với tổng mức đầu tư được nâng lên 3.500 tỷ, sẽ giải quyết sản phẩm cho hơn 35.000 ha vùng nguyên liệu trong khu vực. Ở giai đoạn này, nhà máy sẽ đi vào sản xuất nước cam nguyên chất đóng chai, nước nhãn nguyên chất đóng chai, nước chanh leo nguyên chất đóng chai. Các sản phẩm này được đóng vào chai 500ml hoặc 1 lít.

Công nghệ chế biến áp suất cao HPP là một trong những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Với kỹ thuật này, các sản phẩm sẽ được chế biến bằng áp suất cao trong thời gian ngắn thích hợp mà không dùng nhiệt, giúp lưu giữ được nhiều nhất màu sắc, hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của rau, củ, trái cây tươi mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bởi chi phí đầu tư thiết bị cao mà đến nay quy mô của công nghệ này ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung vẫn còn khiêm tốn, chưa được ứng dụng rộng rãi.

Sau khi đi vào hoạt động, Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ sẽ tạo công ăn việc làm cho gần 200 lao động làm việc trực tiếp tại nhà máy và hàng chục ngàn lao động gián tiếp trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Tập đoàn TH dự kiến triển khai liên kết với nông dân các vùng trồng hoa quả trọng điểm ở Sơn La như các huyện trồng nhãn Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu; huyện Vân Hồ (nơi đặt nhà máy); vùng cam ngon nổi tiếng ở huyện Phù Yên, Yên Châu, Mộc Châu và mở rộng sang Cao Phong, Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; Vân Hội – Yên Bái.

Khu bảo tồn hệ sinh thái tre đầu tiên tại Việt Nam

Khu bảo tồn hệ sinh thái tre đầu tiên tại Việt Nam

Ảnh 14:59

BÌNH DƯƠNG Trải nghiệm không gian xanh mát đậm chất miền quê Việt, du khách có thể khám phá làng tre Phú An, khu bảo tồn hệ sinh thái tre đầu tiên tại Việt Nam.

Hoa giấy rực rỡ trên quốc lộ 1A

Hoa giấy rực rỡ trên quốc lộ 1A

Ảnh 14:44

TP. HCM Những ngày này, hoa giấy rực rỡ khoe sắc giữa cái nóng gay gắt dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua quận 12 hướng về TP. Thủ Đức.

Đọc sách cùng con thu hút hơn 1.300 học sinh, giáo viên

Đọc sách cùng con thu hút hơn 1.300 học sinh, giáo viên

Ảnh 13:21

HÀ TĨNH Hàng trăm phụ huynh đã cùng đọc sách với hơn 1.300 học sinh, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du trong Lễ phát động Ngày sách và Văn hoá đọc lần thứ 3 năm 2024.

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Ảnh 14:13

Đây là hoạt động ý nghĩa của Quảng Trị Marathon 2024 để bày tỏ lòng biết ơn các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Ảnh 23:40

Biển Cửa Việt nằm ở vị trí thuận tiện, giao thông đi lại thuận lợi, cách thành phố Đông Hà khoảng 15km về phía đông, thuộc địa phận Gio Việt, huyện Gio Linh.

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Ảnh 14:49

Quảng Trị Marathon 2024 đưa các vận động viên men theo dòng sông Thạch Hãn và qua các địa danh lịch sử hào hùng của đất lửa Quảng Trị.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm