| Hotline: 0983.970.780

Bệnh chết nhanh trên tiêu

Thứ Sáu 06/06/2014 , 08:15 (GMT+7)

Bệnh “chết nhanh” trên tiêu hay còn gọi “thối gốc - chết dây” là bệnh đáng sợ hàng đầu ở các nhà vườn trồng tiêu.

Dân gian gọi bệnh này nôm na là “bệnh chết nhanh” vì từ khi ra vườn thấy cây “hơi buồn”, rồi ngay sau đó dây héo nhanh từ đọt xuống, lá rụng ào ạt, dây, cành trơ trọi, trái lõm, méo mó… diễn ra rất nhanh, sau đó vài tuần cây chết.

Nếu nhổ lên thấy toàn bộ rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ, thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ bong, ngửi có mùi hôi, một khi bệnh xuất hiện sẽ làm chết hàng loạt nọc tiêu, việc phòng trị sẽ vô cùng khó khăn, tốn kém và ít hiệu quả vì khi triệu chứng thể hiện ra bên ngoài thì có nghĩa là bộ rễ tiêu đã bị nấm tấn công từ 1 - 2 tháng trước.

Bệnh do một loài nấm sống dưới đất, thích nước, do đó ta thấy bệnh chỉ phát triển và lan tràn trong mùa mưa nhất là giai đoạn giữa và đến cuối mùa mưa, đầu mùa khô (khoảng tháng 12 đến tháng 1 tiêu chết hàng loạt).

Nấm bệnh có thể xâm nhập hầu như tất cả các bộ phận của cây tiêu như lá, rễ, thân, nhánh… nhất là các bộ phận nằm trong và sát mặt đất. Kinh nghiệm cho thấy bệnh xuất hiện trên các vườn tiêu 3, 4 năm tuổi trở lên và khi thấy trong vườn có 5 - 7% cây chết thì phần lớn cây trong vườn đều đã bị nấm xâm nhiễm.

treppch-bul-607sl-480ml1150325968

Với bệnh này phòng bệnh là chính và phải làm sớm từ đầu vụ. Cần chú ý các biện pháp tổng hợp như sau:

- Không trồng dầy, vào mùa khô nên xén tỉa nhánh sát mặt đất (cách mặt đất 20 - 30 cm), có thể quét dung dịch Bordeaux 10%, vôi vào phân thân tiêu sát mặt đất để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh. Biện pháp nầy tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả để phòng bệnh.

- Xen canh: Theo kinh nghiệm các nước Ấn Độ, Philipinnes cho thấy trồng xen tiêu với cà phê, dừa… sẽ giảm bệnh chết nhanh. Không trồng chung với cao su, cây ăn trái như sầu riêng, xoài.

- Sử dụng cây con sạch bệnh: Không lấy hom trong vườn đã bị bệnh chết nhanh, tuyến trùng, mầm bệnh… đất trong bầu phải được xử lý bằng nhiệt độ, formol… để trừ sâu, bệnh.

- Giống kháng: Hiện nay chưa có giống kháng mạnh với bệnh chết nhanh, tuy nhiên hình như các giống tiêu khác nhau có tính chống chịu khác nhau đối với bệnh nay.

- Tủ cỏ, rơm rạ quanh gốc tiêu để tạo một lớp thảm thực vật tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Nếu có thể trồng cỏ họ đậu trong vườn tiêu để tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động.

- Hạn chế tối đa gây vết thương cho vùng rễ, thân… cây tiêu, vì nấm có thể xâm nhập qua các vết thương do con người gây ra khi chăm sóc, hoặc do tuyến trùng hay do côn trùng chích hút như rệp sáp…

- Thoát nước triệt để: Để hạn chế bệnh chết nhanh, cần phải hạ mức thuỷ cấp xuống càng sâu, càng tốt, tối thiểu cũng phải bảo đảm 6 - 8 tấc tính từ mặt đất trở xuống không được đọng nước, nếu cần thiết phải lên mô để trồng. Trung bình cứ 2 hàng tiêu, có một mương, mương vừa giúp thoát nước, vừa hạn chế tuyến trùng và mầm bệnh lây lan qua nước. Ngoài ra khi từ đầu, thiết kế vườn, nên chọn khu đất cao, triền thay vì đất thấp, trũng.

- Bón phân hợp lý: Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý giúp tiêu chống chịu bệnh tốt hơn, cần chú ý bổ sung ma nhê và vôi. Cần phải tăng cường tối đa bón phân hữu cơ cho tiêu vì vừa cung cấp thêm dinh dưỡng, vi lượng cho cây, vừa tăng cường hệ vi sinh vật đối kháng nấm Phytophthora.

- Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên thu nhặt tàn dư thực vật trong vườn, mang đi đốt. Vườn tiêu bị bệnh không nên trồng lại ngay, cần chờ ít nhất 1 - 2 năm, mới nên trồng lại sau khi đã xử lý mầm bệnh.

- Phòng trừ tích cực các loài côn trùng hại rễ như rệp sáp rễ, rệp sáp gốc, các loài tuyến trùng gây hại vùng rễ.

- Xử lý bằng hóa chất: Như trên đã nói, vườn tiêu 2, 3 năm đã có thể bắt đầu nhiễm bệnh, nên sau trồng một năm nên chú ý phòng bệnh bằng cách:

(1) Đầu mùa mưa nên đổ gốc dung dịch Bordeaux 1% hay oxytchlorur đồng 0,2%, hay Copforce blue pha 25 g/8 lít. Giữa hay cuối mùa mưa có thể tưới thêm một hoặc hai lần nữa.

(2) Ngoài việc tưới gốc, có thể dùng các loại thuốc đặc trị Phytopthora như ALPINE (Fosetyl aluminium) 800WDG: Pha 20 - 25 g/8lít hoặc MEXYL MZ 72WP liều 30 g/8 lít phun lên cây vào giữa hay cuối mùa mưa, hoặc TREPPACH BUL 607 SL liều 0,3% phun đều tán cây hay vùng rễ.

Xem thêm
Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất