| Hotline: 0983.970.780

Bệnh chó dại đang âm thầm phát triển ở nông thôn

Thứ Năm 06/05/2010 , 09:24 (GMT+7)

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virut dại thuộc họ Rhabđoviridae gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, được lây truyền từ nước bọt của con vật đã bị bệnh cắn.

Nguy hiểm chó chạy rông
Khoảng tháng 1/2010 bà Lê Thị Chiến (Quỳnh Lưu - Nghệ An) đang ngồi chơi với cháu ngoại thì một con chó cúc từ nhà hàng xóm chạy sang. Bà Chiến vội giơ tay ngăn lại thì bị nó đớp vào tay. Vết cắn chỉ hơi trượt ngoài da, làm bong nhẹ lớp biểu bì rướm máu. Bà Chiến lấy dầu bôi vào vết thương. Chuyện con chó cúc nhỏ cắn cũng được bỏ qua.

Sau một thời gian, có một điều lạ là cứ đến bữa ăn bà Chiến lại bê bát cơm của mình đi ra sau nhà, bà đổ nước lã múc từ giếng lên và ăn rất nhanh. Chỉ 2, 3 miếng và là đã hết bát cơm. Khác với trước đây bà ăn chậm, từ tốn và đặc biệt không thích đổ canh vào cơm. Sự việc rồi cũng được bỏ qua cho tới một ngày có đám tang của một bà láng giềng. Bà Chiến đột ngột phát bệnh, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng và cả tiếng động. Bà phải chui xuống gậm giường, đóng hết cửa mà vẫn bị khớp ánh sáng. Đến bấy giờ cả nhà mới vỡ lẽ nhớ lại con chó cúc nhỏ đã cắn bà. Nhưng tất cả quá muộn, bà đã lên cơn bệnh dại.

Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virut dại thuộc họ Rhabđoviridae gây tổn thương hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú như chó, mèo, chuột… được lây truyền từ nước bọt của con vật đã bị bệnh cắn. Hiện nay vẫn chưa có thuốc nào chữa được bệnh dại khi đã lên cơn. Chỉ có phương pháp tiêm phòng sớm, đúng mới mong cứu sống được người bệnh. Bệnh dại lưu hành trên tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là các vùng nông thôn.

Vùng tập trung nuôi nhiều chó, mèo và các loài gặm nhấm ăn theo như chuột, dơi. Chó nuôi ở nông thôn, kiểu nuôi tự phát. Mỗi gia đình nông dân trung bình có từ 1 đến 2 con chó, 1 đến 2 con mèo. Đa phần là chó mèo thả rông. Mạng lưới tiêm chủng phòng dại và quản lý phòng bệnh đang là vấn đề khá trễ nại và tự phát. Gần 50% số người chết do bệnh dại hàng năm ở độ tuổi từ 1 đến 16 tuổi, số còn lại hầu hết nằm trong độ tuổi lao động.

Thời kỳ ủ bệnh:

Còn gọi là thời kỳ nung bệnh. Từ khi người bị chó, mèo dại cắn đến khi trổ bệnh (thời kỳ toàn phát) trung bình là 40 ngày. Thời kỳ ủ bệnh này có thể kéo dài từ 6 tháng thậm chí hàng năm. Tùy thuộc vào vết thương con vật dại cắn. Vết thương càng sâu, càng gần thần kinh trung ương thì thời kỳ ủ bệnh càng rút ngắn lại. Cũng có trường hợp từ khi bị con vật dại cắn cho tới khi trổ bệnh chỉ trong vòng 1 tuần.

Chuyển từ thời kỳ ủ bệnh sang thời kỳ trổ bệnh thông thường có yếu tố khởi động như qua một đợt stress về sức khỏe tinh thần. Bệnh nhân bị mắc mưa, cảm lạnh, đột ngột bị đau đầu, sốt, đau cơ, khó chịu, mệt mỏi, ăn kém ngon miệng kèm theo viêm họng, ho khan. Triệu chứng trổ bệnh gợi ý là tê bì, co cứng cục bộ tại vùng vết thương bị cắn.

Thời kỳ trổ bệnh:

Còn gọi là thời kỳ toàn phát. Đây là thời kỳ não bộ bị tổn thương nghiêm trọng. Thường khởi đầu bằng tăng quá mạnh hoạt tính vận động, kích thích và xúc động. Bệnh nhân nhanh chóng xuất hiện lú lẫn, ảo giác, tính gây gổ, kích thích màng não, người uốn cong, động kinh và liệt cục bộ. Một đặc trưng các thời kỳ xen kẽ giữa tổn thương thần kinh lại trở về tỉnh táo minh mẫn. Khi tỉnh bệnh nhân biết mình sẽ chết. Ý thức được lúc sắp lên cơn để bảo người nhà trói mình lại hoặc tránh ra xa. Bệnh nhân rất nhạy cảm với tiếng động, tai nghe rất thính, mũi ngửi rất tinh.

Khám bệnh nhân sốt 38oC, có thể cao hơn 40oC. Đồng tử hai bên giãn không đều, sợ gió, sợ nước, chỉ nhìn thấy nước đã lên cơn co giật. Khó nuốt là triệu chứng đặc trưng. Viêm dây thần kinh thị giác, liệt dây thần kinh âm thanh. Tăng tiết nước bọt, làm cho bệnh nhân phải nhổ vặt liên tục. Do kích thích tăng tiết nước bọt lại khó nuốt nên nước bọt có chứa nhiều virut dại sùi ra 2 bên mép. Khi bệnh càng tăng thì xen kẽ giữa các cơn tỉnh táo càng ngắn lại. Bệnh nhân đi vào hôn mê, tổn thương trung tâm hô hấp, tử vong do ngừng thở.

Phương pháp phòng chống bệnh dại:

Khi chưa có dịch phải hạn chế nuôi chó. Nếu đã nuôi thì phải xích, nhốt. Chó ra đường phải có rọ mõm. Phải diệt chó chạy rông, chó vô chủ. Khi trong địa phương xuất hiện chó dại thì phải diệt hết ngay đàn chó đang nuôi. Tuyệt đối không bán chạy chó ở nơi đang có dịch sang vùng không có dịch, để ngăn chặn phát tán bệnh dại sang vùng chưa có dịch. Những người tiếp xúc với chó mèo dại, những người bị chó mèo dại cắn phải đi tiêm phòng ngay càng sớm càng tốt.

Xử lý người bị súc vật nghi dại cắn:

Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng xà phòng đậm đặc 20%, sau đó rửa bằng nước muối sinh lý 0.9%. Bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iod đậm đặc. Mục đích xử lý tại chỗ nhằm giảm đến mức thấp nhất lượng virut dại tồn tại nơi vết cắn. Trong trường hợp cần thiết phải cắt lọc, nhưng không khâu vết thương ngay mà phải chờ sau 5 ngày mới khâu.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.