| Hotline: 0983.970.780

Bệnh chồi cỏ (Grassy shoot)

Thứ Hai 22/10/2007 , 08:30 (GMT+7)

Bệnh chồi cỏ đamh gây hại trên mía ở Phủ Quỳ, Nghệ An. Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Hà Đình Tuấn về sự nguy hại của bệnh này…

1. Nguyên nhân

Do Phytoplasma gây ra, đây là nhóm tác nhân trung gian giữa vi khuẩn và vi rút trong phân loại.

2. Triệu chứng

Bệnh chồi cỏ làm cho cả bụi bị cằn cỗi, các cây mầm bị vàng, lá bị úa vàng nhưng không có đốm, nếu có rât khó phân biệt và xuất hiện ở các nhánh mầm, rất ít hoặc không xuất hiện trên cây hữu hiệu, chủ yếu là cây bị cằn cỗi và ít đẻ nhánh. Bệnh phát sinh vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng của mía.

Ở bụi bị bệnh, lá ngọn xuất hiện triệu chứng lá vàng đôi khi có vài lá màu trắng sữa (có thể nhầm lẫn với bệnh trắng lá). Nếu dùng hom bệnh, triệu chứng xuất hiện sớm, hoặc bụi có nguồn gốc bị bệnh có thể xuất hiện triệu chứng trên cây mầm (mặc dù cây mẹ không bộc lộ triệu chứng). Ngoài sản xuất đại trà, mức độ bệnh tồn tại khác nhau, đôi khi một số lá của cây nhánh vẫn tồn tại với màu xanh. Ở giai đoạn mía tương đối lớn, có thể xuất hiện cây nhánh có triệu chứng bị bệnh, tiếp theo các cây mầm khác không vươn lóng được (dạng bụi cỏ). Ở giai đoạn mía đã lớn, lá mới mọc ra thường bị mất màu và không bung hết. Trường hợp này ngọn mía như bị bó lại với những lá bị úa vàng.

Bệnh chồi cỏ làm ảnh hưởng đến kích cỡ, số lượng lá và chiều dài cũng như độ dày của lá. Hiện tượng phổ biến lá bụi đẻ nhánh nhiều có thể không có cây hữu hiệu, cây không ra hoa (đối với giống trổ hoa).

Bệnh gây ảnh hưởng đến sinh trưởng ngay sau khi tái sinh, cây mầm nhiều nhưng yếu, sinh trưởng chậm và hầu hết bị chết sau đó. Trong nhiều trường hợp, ruộng nhiễm bệnh tạo ra triệu chứng bị chết lốm đốm trên đồng ruộng do bệnh gây ra. Trường hợp nhiễm nặng, mía gốc tái sinh nhưng không vươn lóng được (mặc dù đã bón thúc phân hợp lý).

3. Sự lây lan

Sự lây lan qua hom giống là quan trọng nhất. Nếu trên khu vực bị bệnh, cây trồng từ hom khỏe mạnh cũng chỉ tránh được trong vài tháng. Tuy nhiên, trồng hom bệnh sẽ bộc phát bệnh trong 2 đến 3 tháng, mức độ bệnh tùy thuộc từng giai đoạn. Bệnh tăng cao vào mùa hè, hơn các mùa khác.

4. Ảnh hưởng kinh tế

Bệnh chồi cỏ làm ảnh hưởng năng suất rất lớn trong nhiều năm liên tiếp. Qua một số nghiên cứu cho thấy bệnh này có thể gây thất thoát 35% chiều cao cây và 15% chu vi thân. Hơn thế nữa, nó làm giảm 50-60% chiều cao lóng. Nhiều hơn nữa, nó làm giảm mật độ cây hữu hiệu, đặc biệt trên vụ gốc. Trung bình mất khoảng 40% năng suất mía.

6. Phòng trừ

Xử lý hom trồng bằng nước nóng ở 50C trong 2,5 giờ. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy xử lý hơi nước nóng 2-3 giờ ở 50C hoặc 1 giờ ở 52C loại trừ tốt sự lây lan của Phytoplasma trong hom mía suốt 12 tháng cũng như trên mía gốc. Áp dụng biện pháp sản xuất hom sạch bệnh 3 cấp đem lại hiệu quả phòng trừ bệnh chồi, bao gồm xử lý hom bằng nhiệt: (1) sản xuất giống cơ bản, (2) giống chứng nhận và (3) giống thương phẩm. Giống chứng nhận chất lượng cao tạo ra giống thương phẩm tốt (không xử lý nhiệt giai đoạn giống chứng nhận và giống thương phẩm). Ngoài đồng ruộng loại bỏ ngay những cá thể hay bụi bị bệnh ngay từ ban đầu, với bệnh chồi cỏ tuyệt đối không có ở ruộng cơ bản và dưới 0,5% ở ruộng thương phẩm.

Mặc dù đến nay, chưa có công bố chính thức về môi giới truyền lan. Tuy nhiên, qua ghi nhận của nông dân cho thấy bệnh tăng nhanh và nặng hơn ở các vùng trước đây bị rệp và rầy gây phát triển mạnh. Do đó cần phải lưu ý phòng trừ các đối tượng này để tránh thiệt hại trực tiếp do chúng gây ra như những năm gần đây, đồng thời có thể phòng được bệnh chồi cỏ nếu thực sự chúng là những môi giới truyền bệnh.

Hà Đình Tuấn (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mía đường)

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Việt Nam là 'điểm nóng' về dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người

Việt Nam là một trong những 'điểm nóng' về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như A/H5N1, SARS, dại, than, dịch hạch, ký sinh trùng…

'Bệnh kép' hại ớt

HẢI DƯƠNG Gọi là 'bệnh kép' bởi hơn tháng nay, một số ruộng ớt của nông dân huyện Nam Sách cùng lúc bị 2 loại bệnh gây hại với triệu chứng rất đặc trưng.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất