| Hotline: 0983.970.780

Bệnh chủ quan cộng với dự báo sai sẽ đưa đến những hệ lụy ghê gớm

Chủ Nhật 18/07/2010 , 23:04 (GMT+7)

Nếu dự báo còn mang tính chung chung và thiếu sức thuyết phục về mặt khoa học thì sẽ gây tâm lý chủ quan trong dân cho những lần tiếp theo, từ đó sẽ nảy sinh những hệ lụy ghê gớm...

* Dự báo sai và chủ quan sẽ đưa đến hệ luỵ ghê gớm 

Để đối phó với bão số 1, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã họp khẩn cấp với các huyện, thị, TP và các Sở, ban ngành, triển khai đồng loạt các phương án. Tiếp đó (16h ngày 16/7), UBND tỉnh đã ra công điện khẩn, chỉ đạo các huyện rà soát lại toàn bộ các phương án và duy trì chế độ trực ban 24/24 và sẵn sàng chờ lệnh sơ tán dân khi có chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Trịnh Văn Chiến- PCT UBND tỉnh, Phó trưởng Ban thường trực BCH PCLB tỉnh Thanh Hoá nói: “Đối phó với bão, lũ thì thực hiện việc di dân là khó khăn nhất. Nếu không quyết đoán và chủ động sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ. Cái khó là bảo được người dân chịu đi ra khỏi khu vực được cảnh bảo là nguy hiểm nhất”.  

Đoàn công tác của UBQG tìm kiếm cứu nạn TƯ kiểm tra tại Nga Sơn- Thanh Hoá

Thanh Hoá dự kiến sẽ di dời 211.524 người dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi bão số 1 đổ bộ vào. Tuy nhiên đến 18h ngày 17/7, Thanh Hoá vẫn chưa chịu di dời bất kỳ một người nào. Không chỉ có vậy, chúng tôi đi cùng đoàn công tác của UBQG tìm kiếm cứu nạn TW và QK4 đến thị sát các điểm xung yếu của huyện Nga Sơn giáp với huyện Kim Sơn (Ninh Bình) thì mọi hoạt động của người dân ven biển vẫn diễn ra bình thường. Ngay bản thân Đại tá Nguyễn Hữu Truyền- Phó tham mưu trưởng QK4 cũng phải thốt lên rằng như thế thì còn chủ quan quá.

Nhận định của Đại tá Truyền không phải không có lý vì lúc 16h, ông Bùi Minh Tăng- GĐ trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn TƯ trả lời trực tiếp trên VOV1 Đài TNVN rằng: “Bão đổi hướng lúc trưa nay và sức gió đã tăng lên. Bão sẽ độ bộ trực tiếp vào đất liền, gây ảnh hưởng lớn đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An”. Ông Tăng cho biết thêm: “Sức gió đo được ở đảo Bạch Long Vĩ là 40m/s tức là gió giật trên cấp 17. Một sức gió cực kỳ mạnh”.

Các thông tin dự báo bão tiếp theo vẫn cho rằng bão có tần suất lớn. Hay tin BCH PCLB TƯ đặt trung tâm chỉ huy tiền phương tại Thái Bình mà Bộ trưởng Cao Đức Phát trực tiếp chỉ huy ở đấy càng làm cho các cấp và nhân dân các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá càng sốt sáng hơn trong việc đối phó với bão.

Tại Ninh Bình, huyện Kim Sơn phần lớn đã di dời toàn bộ nhân dân ra khỏi khu vực được cảnh báo là nguy hiểm. Đích thân Chủ tịch UBND huyện trực tiếp chỉ đạo việc di dân và kết quả đến 17h ngày 16/7 các khu vực Bình Minh 2, Bình Minh 3 của Kim Sơn đều đã sơ tán dân đi hết.

Còn tại Thanh Hoá, mãi cho đến 19h ngày 17/7, rãi rác một số nơi bắt đầu có mưa. Lượng mưa trung bình đo được từ 19h ngày 17đến 7h sáng ngày 18/7 ở Thanh Hoá đạt 45ml, một số nơi có lượng mưa lớn hơn như Thạch Quảng 77ml, Hồi Xuân 66ml, Nga Sơn 40ml. Bão không đổ bộ vào, mưa chỉ rãi rác vài nơi và mưa nhỏ đã làm cho nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá thở phào một cách nhẹ nhỏm vì họ cho rằng mình đã rất tỉnh táo và linh hoạt trong điều hành đối phó với bão số 1.

Ông Trịnh Văn Chiến- PCT UBND tỉnh nói: “Ngay sau cuộc họp với các địa phương, tôi đã làm việc gần 1h đồng hồ với các đồng chí cán bộ ngành khí tượng thuỷ văn của tỉnh, kể cả những người đã nghĩ hưu hay như anh Nguyễn Thế Lượng đã chuyển công tác vào Vinh tôi đã gọi điện để hỏi anh ấy về đường đi của bão. Bằng kinh nghiệm của các đồng chí lão thành và nhất là từng trãi 2 trận bão lớn của tỉnh những năm 2005, 2007 cho thấy việc điều hành đối phó với thiên tai rất cần sự chủ động và quyết đoán. Đặc biệt là nắm chắc các thông tin. Theo anh Lượng thì bão số 1 ít có khả năng đổ bộ vào Thanh Hoá và nếu có thì cũng chỉ ảnh hưởng vùng ven biển với sức gió cấp 7- cấp 8 nên rất cần tỉnh táo để điều hành, không nên làm người dân hoang mang quá mà dẫn đến những khó khăn cho sau này”.

Còn ông Bùi Đình Cam- Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn nói: “Công tác dự báo của ta còn chưa đáp ứng được thực tế. Ngay cả như bản tin sáng ngày 18/7 vẫn đưa tin “Thanh Hoá có mưa vừa mưa to, có nơi mưa rất to” nhưng lúc 3h chiều tôi hỏi anh Hải CVP BCH PCLB của tỉnh thì được anh ấy cho hay là toàn tỉnh không có mưa. Tôi đồng ý dự báo chỉ mang tính cảnh báo để mọi người chủ động phòng tránh hơn là chống, tuy nhiên nếu dự báo còn mang tính chung chung và thiếu sức thuyết phục về mặt khoa học thì sẽ gây tâm lý chủ quan trong dân cho những lần tiếp theo. Bệnh chủ quan cộng với dự báo sai sẽ đưa đến những hệ lụy ghê gớm. Bởi để đưa ra được một quyết định di dân khi có thiên tai khẩn cẩp là rất quan trọng, do đó công tác dự báo và thông tin cần phải đạt đến một trình độ cao hơn. Chúng tôi vẫn mong đợi điều ấy mãi”.

Lần nào thiên tai cũng gây thiệt hại lớn về người và của. Và lần nào dư luận cũng đặt câu hỏi về chất lượng chuyên môn của hoạt động dự báo thời tiết và trách nhiệm của cơ quan khí tượng.

Và cơ quan khí tượng thủy văn thì vẫn luôn đưa ra các lý do giải thích: nhân lực mỏng và yếu, thiết bị chưa đủ hiện đại. Nguyên nhân sâu xa là vấn đề nguồn lực: thu nhập cho người làm nghề không cao (nên không thu hút được nhân sự chất lượng cao vào ngành), kinh phí Nhà nước không đủ để đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật, v.v…(?)

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất