| Hotline: 0983.970.780

Bệnh cúm gia cầm

Thứ Năm 22/05/2014 , 06:55 (GMT+7)

Cúm gà là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm ở gà do virus tuyp A gây ra.

Gia cầm nhiễm bệnh có các biểu hiện đặc trưng toàn thân bởi nhiễm trùng huyết, bệnh chứng đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn vận động (thần kinh) và rối loạn sinh sản.

Nguyên nhân: Do Orthomyxovirus typA, chứa ARN gây ra. Virus cúm có 2 kháng nguyên bề mặt quyết định đặc tính và động lực của vius cúm là H và N, kháng nguyên H có 16 H và kháng nguyên N có 9N, nên chúng có thể tạo ra 144 chủng virus cúm và có thể gây ra 256 dạng cúm, trong đó

H1, H5, H7, H9 có động lực mạnh nhất đối với gia cầm và lợn. Chúng được phân làm 2 nhóm, nhóm có động lực cao (gọi là HPAI) và nhóm có độc lực thấp (gọi là LPAI). Virus chứa H5, H7, H9 thuộc nhóm virus có động lực cao và virus H5N1 cũng thuộc nhóm này.

Loài vật mắc bệnh:

- Tất cả các loài gia súc, gia cầm đều có thể mắc cúm.

- Gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, cút, chim hoang, lợn, người… dễ bị cúm và bị nặng nhất đặc biệt là cúm do virus H5N1 gây ra.

Tuổi gia cầm mắc bệnh: Tất cả các lứa tuổi, nhưng bệnh thường xảy ra và nặng nhất ở gà từ 4 - 64 tuần tuổi (tức là kể từ ngày thứ 22 đến 64 tuần tuổi).

Phương thức truyền lây: Chủ yếu qua đường miệng và đường hô hấp.

Mùa phát bệnh: Bệnh xảy ra quanh năm nhưng ở Việt Nam bệnh dễ dàng bùng phát vào mùa ĐX hơn so với các mùa khác.

Triệu chứng bệnh:

- Thể độc lực cao:

Bệnh bùng phát bất ngờ, dữ dội, gà sốt rất cao trên 44 độ C. Chảy nước mắt, nước mũi, ủ rũ, xù lông. Ho hen loặc xoặc, hay hắt hơi, vảy mỏ giống bệnh CRD, đôi khi rướn dài cổ ngáp hoặc rít khí sau đó khạc ra đờm có lẫn máu rất giống viêm thanh khí quản. Tiêu chảy phân xanh, xanh trắng, xanh vàng.

Viêm mũi, viêm xoang nên phù đầu, phù mặt giống bệnh sổ mũi truyền nhiễm. Mào tích sưng phù to, sau vài ngày thấy có lỗ dò và từ đó chảy ra dịch vàng đặc rất giống tụ huyết trùng. Các biểu hiện thần kinh thể hiện khá rõ, đi không vững, run rẩy.

Ở vịt ngan còn thấy đầu lắc lư, chân bị bại liệt, xuất huyết dưới da chân, phân loãng trắng như phân bò.

Bỏ ăn, tắt đẻ, chết ồ ạt, tỷ lệ chết lên đến 100%.

- Thể độc lực thấp:

+ Các biểu hiện đều có nhưng với mức độ nhẹ hơn nhiều, bệnh tiến triển không dữ dội, gia cầm không chết ồ ạt.

+ Ngoài ra chúng ta còn thấy phần đông gà bệnh có mào thâm tím và quăn lại, tiêu chảy mạnh, phân đủ màu, gần chết phân loãng như phân vịt, thậm chí có màu sắc giống như nước gạo trắng loãng.

+ Gà chết rải rác, xác gầy, ướt, xung quanh lỗ huyệt bẩn có nhiều phân xanh vàng hoặc trắng vàng bám.

Mổ khám:

- Viêm đường hô hấp trên: Mũi, xoang, khí quản, thanh quản.

- Mào tích phù nề, hoặc thân tím tái và quăn lại. Nếu sưng phù to ta có thể thấy có lỗ dò từ tích hoặc mào và nước rỉ đặc màu vàng từ đó chảy ra, hoặc mào thâm và tụt.

- Xuất huyết dưới da chân, đặc biệt là da ống chân.

- Bóp mỏ có nhiều nhày mũi chảy ra.

- Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực, cơ tim, vành tim và mỡ bụng.

- Viêm xuất huyết dạ dày tuyến, ruột non, van hồi manh tràng niêm mạc hậu môn, màng xương lồng ngực và màng treo ruột.

- Tim bơi trong bao dịch thẩm xuất màu vàng.

- Viêm thoái hóa buồng trứng, ống dẫn trứng, trứng non dập vỡ gây viêm dính phúc mạc.

- Túi khí bị viêm tạo màng giả Fibrin như bã đậu hay như trứng kho (sau khi đánh tan lòng đỏ rồi kho).

Điều trị:

- Nếu đàn gia cầm chưa được tiêm phòng lần nào thì phải tiêu hủy triệt để theo pháp lệnh thú y.

- Nếu đã được tiêm phòng 1 - 2 vacxin H5N1 thì có thể điều trị theo cách sau để chẩn trị lại bệnh và nghiên cứu đàn gia cầm bệnh.

Bước 1: Tiêm lại ngay vacxin cúm H5N1 vào dưới da gáy cổ và vacxin Niu-cat-xơn vào dưới da nách cánh cùng một lúc.

Bước 2: Cho uống toa thuốc theo một trong các phác đồ sau:

+ Phác đồ 1:

T.cúm gia súc: 20g

T.Colivit: 20g

Super-Vitamin: 20-25g

Gluco.K.C.B2: 200g (hoặc bổ gan-lách-thận.TA: 40g) 4 loại thuốc này pha vào 20 lít nước cho 100 kg gà uống tự do 4 ngày đêm liên tục.

+ Phác đồ 2:

Ta thay T.Colivit bằng một trong các loại thuốc như: T. Avimycin,

T. Flox.C, T. Umgiaca… 3 loại thuốc còn lại của phác đồ 1 ta giữ nguyên, cách dùng như phác đồ 1.

Phòng bệnh:

- Chấp hành nghiêm túc các quy định về chăn nuôi an toàn sinh học và pháp lệnh thú y.

- Chủ động tiêm vacxin cúm H5N1 theo sơ đồ sau:

+ Lần 1: Tiêm 0,3ml vào dưới da gáy cổ lúc gà đạt 15-20 ngày tuổi.

+ Lần 2: Tiêm nhắc lại lúc gà đạt 45-50 ngày tuổi, mỗi gà 0,5ml.

+ Lần 3: Tiêm nhắc lại 15-20 ngày trước khi gà lên đẻ.

Sau đó tiêm định kỳ mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 10. Riêng gà vịt siêu thịt nuôi đến 50 ngày xuất bán cũng phải tiêm vacxin cúm nhưng lần 1 nên tiêm lúc 15 ngày tuổi và lần 2 tiêm lúc 35 ngày tuổi. (Hết)

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm