| Hotline: 0983.970.780

“Bệnh cũng thường thôi”!?

Thứ Sáu 27/08/2010 , 10:53 (GMT+7)

Đại dịch “ết” trên cây cao su không phải mới xảy ra mà đã “nhen nhúm” cách đây vài ba tháng tại 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, lúc đó NNVN đã có bài cảnh báo: “Cao su khai thác đối mặt với bệnh nấm nguy hiểm”. Nhưng đáng tiếc các cơ quan chức năng ai nấy đều ngó lơ.

>> Đại dịch ''ết'' trên cao su

Theo đó, vào tháng 6 khi nhận được thông tin có hàng trăm ha cao su tiểu điền kể cả đại điền bị bệnh rụng lá, với trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng, chúng tôi đã cất công đến tận Trung tâm Nghiên cứu Cao su Lai Khê (Bến Cát, Bình Dương thuộc Viện Nghiên cứu Cao su VN) để tìm hiểu, bởi đây là cơ quan duy nhất xét nghiệm mẫu lá cao su bị bệnh từ các nơi khác mang về. Kết quả 100% các mẫu lá đều xác định là bệnh rụng lá với diện tích thống kê ban đầu lên đến mấy trăm ha, đang lây lan nhanh và có nguy cơ biến thành dịch.

Lúc đó, không chỉ Viện NCCS biết mà cả Trạm BVTV, Chi cục BVTV, Cục BVTV đều biết, nhưng thay vì cùng phối hợp thông báo ngay cho người dân và chính quyền địa phương biết đó là “dịch” để chung tay mà “dập”, như chúng ta đã từng dập dịch cúm gà, cúm người, và bây giờ là heo tai xanh. Nhưng, đáng tiếc “người ta” đã không làm như vậy.

Thế nên, mới có điều lạ, ông Phan Thành Dũng, Viện phó Viện NCCS là người được lãnh đạo Viện được phân công phát ngôn với báo chí khi đó đang ở TPHCM lại “né” không muốn bắn tin ra bên ngoài, trong khi người của Trung tâm ở Bến Cát không thể phát ngôn được vì chưa được ông Dũng “cấp lệnh”. Chính cái cách xử lý thông tin “chậm như rùa” này, đến nay diện tích cao su bị nhiễm bệnh rụng lá đã vọt lên tới hàng ngàn ha, 10 ngàn, 20 ngàn hay 100 ngàn ha...không ai thống kê được.

Nên nhớ, cứ 1 ha cao su bị bệnh thì người dân phải bỏ ra ít nhất 1 triệu đồng (tiền thuốc và công) và phun từ 2- 3 lần, tức 1.000 ha mất đứt 1 tỷ. Nhưng chưa hết, hiện nay là mùa mưa, bệnh cứ thế tiếp tục “leo thang”, và số tiền thiệt hại nhân lên sẽ rất lớn, đó là chưa nói bệnh còn làm giảm năng suất mủ, thậm chí có nơi phải ngưng cạo hoàn toàn.

Còn nhớ, cách đây 6 năm, vào năm 2004, chính ông Dũng từng viết trong một báo cáo khoa học rằng, tại Sri Lanka do bệnh rụng lá mà có nơi phải nhổ bỏ và trồng lại trên 5.000 ha cao su, Chính phủ phải bồi thường cho những người trồng cao su trên 5 triệu USD. Với tư cách là nhà nghiên cứu khoa học, ông Dũng khẳng định bệnh rụng lá gây hại thực sự nghiêm trọng như vậy, nhưng khi trả lời NVNN mới đây, không hiểu ông đã suy nghĩ kỹ chưa mà lại cho rằng: “bệnh cũng thường thôi” (!?).

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất