| Hotline: 0983.970.780

Bệnh đái tháo nhạt

Thứ Sáu 23/03/2012 , 15:21 (GMT+7)

Đái tháo nhạt là căn bệnh mãn tính gây rối loạn chuyển hoá nước với hai triệu chứng chính: Đái quá nhiều và khát nước dữ dội...

Đái tháo nhạt là căn bệnh mãn tính gây rối loạn chuyển hoá nước với hai triệu chứng chính: Đái quá nhiều, thải một lượng cực lớn nước tiểu; khát nước dữ dội, bắt buộc phải uống một lượng nước lớn.

Nguyên nhân:

Một số nguyên nhân gây bệnh:

- Nhiễm trùng, lao màng não

- Chấn thương nền sọ, kèm theo liệt các dây thần kinh III, V, VII

- Phẫu thuật sọ não gần vùng tuyến yên

- U vùng dưới đồi – yên, di căn ung thư

- Di truyền

Các dạng chính của đái tháo nhạt:

Có 3 dạng bệnh đái tháo nhạt chính là:

Đái tháo nhạt trung ương: Do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bị phá huỷ, lượng ADH sản xuất ra bị giảm, hậu quả là cơ thể thiếu ADH nên đi đái rất nhiều. Các nguyên nhân thường gặp là phẫu thuật tuyến yên hoặc u tuyến yên, viêm tuyến yên hoặc do chấn thương sọ não…

Đái tháo nhạt do thận: Nguyên nhân là do các khiếm khuyết ở ống thận là phần cấu trúc có chức năng thái hoặc tái hấp thu nước. Khi đó hoạt động của thận không chịu ảnh hưởng của ANH thừa nên sẽ thải rất nhiều nước tạo ra nhiều nước tiểu. Nguyên nhân gây khiếm khuyết có thể do di truyền hoặc mắc phải sau khi bị bệnh thận mạn tính (như viêm thận bể thận mạn, bệnh thận đa nang…). Ngoài ra, một số thuốc như lithium (điều trị bệnh tâm thần), tetracycline (kháng sinh), methoxyflurane (thuốc gây mê) colchicin (thuốc điều trị bệnh gout)… cũng có thể gây đái tháo nhạt do thận. Một số trẻ sơ sinh bị đái tháo nhạt ngay sau khi đẻ thường do nguyên nhân di truyền gây biến đổi vĩnh viễn khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Gen gây bệnh có liên quan đến nhiễm sắc thể Y nên bệnh thường chỉ xảy ra ở trẻ trai.

Đái tháo nhạt ở phụ nữ có thai: Một số phụ nữ có thai bị đái tháo nhạt là do loại enzyme có khả năng phá huỷ ADH.

Triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt

Triệu chứng ở người lớn:

Triệu chứng nổi bật là đái rất nhiều và uống cũng rất nhiều, bệnh nhân uống 8 lít/ngày, có thể tới 15 – 20 lít/ngày vì thế trung bình 30 – 60 phút họ lại phải đi tiểu, kể cả tiểu đêm. Mức độ khát nước rất dữ dội khiến bệnh nhân phải uống nước liên tục và dẫn đến mất nước nặng với những biểu hiện như môi khô, tim đập nhanh, huyết áp tụt.

Tuy nhiên bệnh nhân đái tháo nhạt lại ít khi bị gầy sút và không bao giờ mất chất dinh dưỡng qua nước tiểu (khác với đái tháo đường).

Triệu chứng ở trẻ em:

Trẻ em bị bệnh đái tháo nhạt có thể có những biểu hiện khác lạ như: Sốt, nôn hoặc tiêu chảy là dấu hiệu mất nước, da khô và nhăn nheo, thậm chí sút cân.

Các biến chứng của bệnh đái tháo nhạt:

Xảy ra khi lượng nước uống vào ít hơn lượng nước tiểu, chủ yếu là ở những bệnh nhân già hoặc bệnh nhân là trẻ em gây mất nước: Nhịp tim nhanh, huyết áp tụt; yếu cơ, đau cơ; sốt, đau đầu, sút cân; xét nghiệm thấy tăng natri máu.

Điều trị bệnh đái tháo nhạt:

Điều trị chung: Với mọi bệnh nhân đái tháo nhạt thì điều trị đầu tiên và quan trọng là phải uống đủ nước. Lượng nước uống vào gần tương đương với lượng nước tiểu thải ra.

Điều trị đặc hiệu: Phương thức điều trị phụ thuộc loại đái tháo nhạt phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Đông y điều trị đái tháo nhạt:

Nguyên tắc chung điều trị bệnh đái tháo nhạt của Đông y là âm hư, nhưng trường hợp mắc bệnh lâu ngay, có thể dẫn đến cả dương hư.

Theo y học cổ truyền đái tháo nhạt có các thể bệnh và điều trị với các bài thuốc tương ứng như sau:

* Thể phế khí âm hư:

Khát nhiều, thích uống nước lạnh, mồm lưỡi khô, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều, lưỡi đỏ, rêu vàng.

Dùng bài thuốc: Nhân sâm 8g, Thiên hoa phấn 12g, Thiên môn 12g, Địa cốt bì 12g, Sinh địa 12g, Ngọc trúc 12g, Mạch môn 12g, Đan sâm 12g, Đan bì 12g, Tri mẫu 10g, Cam thảo 4g, Thạch cao sống 40g.

* Thể âm hư:

Khát, uống nhiều, tiểu nhiều và nhiều lần, lòng bàn chân tay nóng, váng đầu, mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, lưỡi đỏ.

Dùng bài thuốc: Sinh địa 20g, Đan bì 12g, Mạch môn đông 12g, Thiên hoa phấn 12g, Tang phiêu tiêu 10g, Ngũ vị tử 4g, Hoài sơn 20g, Bạch linh 12g, Thiên môn đông 12g, Huyền sâm 12g, Sơn thù 12g, Cam thảo 4g.

* Thể thận dương hư:

Thường bệnh lâu ngày (mãn tính) âm hư dẫn đến dương hư. Người mệt mỏi, sợ lạnh, uống nhiều, tiểu nhiều, sắc mặt xạm khô, kém tươi nhuận, đau lưng, váng đầu, chóng mặt, lưỡi nhợt, rêu dầy, trắng.

Dùng bài thuốc: Sinh địa 34g, Hoài sơn 12g, Đan bì 12g, Trạch tả 10g, Nhục quế 6g, Xương bồ 6g, Thục địa 24g, Nữ trinh tử 12g, Bạch linh 10g, Phụ tử 6g, Đỗ trọng 15g, Tang phiêu tiêu 12g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần sau bữa ăn 30 phút.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.