| Hotline: 0983.970.780

Bệnh đậu dê

Thứ Năm 05/01/2012 , 10:22 (GMT+7)

Đậu dê là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh do Capripoxvirus gây ra. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các mụn đỏ, mụn nước, mụn mủ và đóng vẩy. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh nặng trên dê con, dê già hay dê đang tiết sữa. Ở những đàn mẫn cảm, tỷ lệ chết có thể lên đến 80%.

Virus đậu dê truyền lây trực tiếp qua đường hô hấp, hoặc do tiếp xúc qua những chỗ da bị tổn thương, trầy xước. Virus cũng có thể truyền lây qua côn trùng, đặc biệt là ruồi. Sự phát tán virus và mức độ trầm trọng của bệnh tùy thuộc vào chủng virus. Thời gian bài thải virus có thể kéo dài từ 1-2 tháng. Virus đậu dê có thể tồn tại đến 6 tháng trên nền chuồng và ít nhất 3 tháng trong vẩy mụn khô và da (vùng da của nốt đậu chứa rất nhiều virus). Chưa có báo cáo về hiện tượng mang trùng ở dê mắc bệnh

TRIỆU CHỨNG

Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 5-14 ngày, biểu hiện của bệnh tùy vào chủng virus.

Thể cấp tính

- Sốt trên 40ºC, thở nhanh, mí mắt sưng, phù và tiết dịch nhầy ở mũi.

- Dê bỏ ăn, đứng với dáng điệu lưng cong.

- Khoảng 2 ngày sau các nốt đỏ xuất hiện ở các vùng ít lông như bẹn,

bìu dái, mặt dưới đuôi, vú và âm hộ.

-Xuất hiện các nốt đậu ở miệng, niêm mạc tiêu hóa và hô hấp gây viêm mũi, kết mạc và tuyến lệ.

Bệnh tích bắt đầu từ các nốt đỏ ở da và tiến triển nhanh thành một đốm tròn, nhô lên với các bờ viền sung huyết, thường xảy ra sau 5 - 6 ngày. Điển hình là vùng da quanh nốt đậu có sự sung huyết và phù thủng ở các mức độ khác nhau. Sau đó sẽ hình thành mụn mủ có kích thước khoảng 1 cm, dù có hoặc không hình thành mụn nước trước đó, nhiễm trùng kế phát có thể làm dê bị sốt trở lại.

Mổ khám: Có các nốt đậu ở niêm mạc của xoang mũi, xoang miệng, lưỡi, yết hầu, thanh quản, khí quản, thực quản, dạ cỏ, dạ múi khế, ruột già, âm đạo, vùng vỏ thận, gan và dịch hoàn. Bệnh tích ở phổi thường gặp là các nốt đậu nhỏ màu xám nhạt lan tràn và là một trong những nguyên nhân chính làm dê bị chết vì suy hô hấp.

Dê khỏi bệnh các nốt đậu teo nhỏ lại, hoại tử và hình thành nên các vẩy cứng sẫm màu. Sau 2 - 4 tuần trước khi bong ra để lại vết sẹo có hình sao. Các hạch lâm ba ngoại biên, đặc biệt là hạch trước vai sưng to và một số hạch vùng hầu bị sưng có thể chèn ép khí quản làm dê khó thở.

Thể bệnh nhẹ

Thường các nốt đậu chỉ xuất hiện có giới hạn ở vài chổ trên da, nhất là vùng da đuôi; bệnh sẽ khỏi sau 3 – 4 tuần, tỷ lệ chết từ 5 – 10 %.

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:

Để phòng bệnh có hiệu quả, cần phải tiêm phòng vacxin kết hợp thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.

Phòng bệnh

Để phòng bệnh đậu dê, biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất là tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn dê. Vacxin sống có hiệu quả miễn dịch tốt hơn vacxin chết. Hiện nay Cty Thuốc thú y TƯ (NAVETCO) đã nghiên cứu và sản xuất thành công vắc xin nhược độc phòng bệnh đậu dê. Vacxin an toàn, hiệu quả phòng bệnh cao và được sử dụng cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên.

Điều trị

Bệnh đậu dê không thể điều trị, chỉ dùng kháng sinh để chống phụ nhiễm vi trùng. Thực hiện tốt công tác vệ sinh, tẩy uế chuồng trại, khu vực chăn nuôi để giảm truyền lây bệnh.

Thuốc điều trị phụ nhiễm:

- Navet-Combiocin: Liều tiêm: 1 lọ/65 kg trọng lượng, ngày 1 lần, liên tục từ 3-5 ngày.

- Navet- Enro 100: Liều tiêm: 1ml/20 kg trọng lượng, ngày 1 lần, liên tục từ 3-5 ngày.

- Navet- Amoxy: Liều tiêm: 1ml/10kg trọng lượng, 2 ngày 1 lần, liên tục từ 3-5 ngày.

-Navet-oxytetra 100: Liều tiêm: 1ml/10kg trọng lượng, ngày 1 lần, liên tục từ 3-5 ngày.

Thuốc sát trùng:

-Navetkon-s và Benkocid chuồng trại: Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Đặc biệt Navetkon S có thể phun trực tiếp trên cơ thể dê.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm