| Hotline: 0983.970.780

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi và giải pháp phòng chống

Thứ Tư 26/12/2018 , 08:01 (GMT+7)

Dịch tả lợn Châu Phi (African Swine Ferver - ASF) tiếp tục có những diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Dù chưa xuất hiện ở Việt Nam, nhưng thông tin về dịch bệnh này được người chăn nuôi quan tâm đặc biệt, bởi nuôi lợn là một ngành trọng điểm.

08-38-16-lon-nuoi-cu-htx-sieu-viet092822372
Người dân luôn cảnh giác với bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Chúng tôi xin phản ánh những thông tin về sự nguy hiểm và biện pháp phòng tránh để người chăn nuôi có biện pháp chủ động bảo vệ đàn lợn trước dịch bệnh nguy hiểm.

Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm do Myxovirus chứa AND gây ra. Bệnh có nhiều biểu hiện: Quá cấp, cấp tính, mãn tính và không điển hình. Tỷ lệ bệnh và chết cao (100%). Bệnh đặc trưng như thâm tím da phần lớn cơ thể, viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba và thận. Khi bệnh xảy ra, trở thành dịch và lưu cữu nhiều năm.

Virus có sức sống rất tốt: Trong máu 6 năm (bảo quản lạnh), lách 2 - 2,5 năm, phân ẩm 122 ngày, nước tiểu 45 ngày. Nhạy cảm với các chất sát trùng: Formol 2%, NaOH 3 - 4% và các loại thuốc sát trùng chuồng trại.

Đặc điểm dịch tễ: Lợn nhà, lợn rừng đều mắc bệnh. Lợn nuôi thả rông dễ mắc bệnh hơn (do tiếp xúc nhiều phân, nước tiểu). Bệnh xảy ra quanh năm. Mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.

Biểu hiện bệnh: Thời gian ủ bệnh 5 - 10 ngày. Sốt cao 41- 42oC kéo dài liên tục 4 ngày với thể trạng bình thường. Sau đó heo ủ rủ, lờ đờ, suy nhược, ho thở khó; run, dáng đi loạng choạng, nằm chồng lên nhau, nái sảy thai. Xuất huyết thâm tím ở tai, bẹn, bụng và mặt đùi sau, chân rồi hoại tử.

Bệnh tích: Máu chảy ra từ lỗ tự nhiên: mũi, miệng, hậu môn. Tim, cơ tim, vành tim xuất huyết. Lách sưng to, xuất huyết và nhồi huyết. Phổi xuất huyết, khí quản phế quản chứa bọt. Dạ dày xuất huyết. Ruột non, ruột già xuất huyết. Thận xuất huyết. Bàng quang phù xuất huyết. Hạch lâm ba sưng, xuất huyết.

Giải pháp phòng bệnh:

- Tăng cường sát trùng chuồng trại cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi vào trại, nơi cân xe, khu vực xung quanh trạị, khu xử lý lợn chết…

- Cổng xuất và cổng nhập phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại phải có khay/hố sát trùng và thay nước hàng ngày.

- Phương tiện ra vào trại như xe tải bắt lợn, xe chuyển cám, xe 2 bánh... cần phải được phun xịt sát trùng thật kỹ trước khi vào trại.

- Hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết. Hạn chế tối đa người vào trại, khi vào phải qua nhà sát trùng, tắm xà phòng và có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại.

- Tăng cường chăm sóc đàn lợn chu đáo, phòng bệnh bằng vacxin đối với các bệnh do virus như: Dịch tả, tai xanh (PRRS), lở mồm long móng, giả dại, Circovirus… tăng cường sức đề kháng cho heo, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan…

- Nhập lợn có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu riêng nuôi cách ly lợn mới nhập, để theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ đúng quy trình nhập. Giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn lợn hàng ngày, để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có nghi ngờ về bệnh này.

Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 21/12/2018, đã có 19 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Tổng cộng đã có hơn 982 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc, từ ngày 3/8/2018 đến ngày 21/12/2018 có trên 95 ổ dịch xuất hiện tại 23 tỉnh. Tổng cộng đã có hơn 630 nghìn con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Theo Cục Thú y, nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và tại các địa phương có chăn nuôi lợn với số lượng lớn, địa phương có nhiều khách du lịch đến từ các nước, các vùng có dịch bệnh là rất cao.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm