| Hotline: 0983.970.780

Bệnh E.coli ở gà

Thứ Tư 10/09/2008 , 12:00 (GMT+7)

Bệnh do Escherichia coli gây ra, có nhiều type gây bệnh khác nhau (O1, O2, O78 và một số type khác).

Bệnh do Escherichia coli gây ra, có nhiều type gây bệnh khác nhau (O1, O2, O78 và một số type khác). Bệnh do E.coli thường là một nhiễm trùng kế phát bệnh khác như bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious Bronchitis Virus - IBV) hay bệnh viêm hô hấp mãn tính (Mycoplasma gallisepticum - CRD).

Stress là yếu tố tạo điều kiện phát bệnh và là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với gà 4 - 5 tuần tuổi có triệu chứng đường hô hấp. Thêm vào đó, viêm rốn và nhiễm trùng huyết ở gà con là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ chết cao trong đàn.

Triệu chứng: Tỉ lệ chết phôi và gà con hao hụt nhiều do vỏ trứng bị nhiễm bẩn với mầm bệnh E.coli từ môi trường chuồng nuôi, máy ấp. Gà có biểu hiện gầy yếu, nhiễm trùng huyết cấp tính gây chết đột ngột. Triệu chứng bệnh thường không đặc hiệu. Đầu ổ dịch gà ăn kém, tăng trọng kém. Ở gà con thường có biểu hiện ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng sổ mũi, thở khó, phân loãng có màu trắng xanh, đôi khi có hiện tượng sưng khớp (viêm bao hoạt dịch), viêm tuỷ xương. Gà chết hàng loạt trong 5 ngày đầu.

 Bệnh tích: Thường thấy là viêm túi khí, viêm màng ngoài tim, viêm quanh gan, viêm ruột xuất huyết, u hạt ở ruột, viêm bao hoạt dịch có mủ, viêm mắt có mủ. Viêm rốn ở gà con. Ở gà mái đẻ có bệnh tích viêm cục bộ ở vòi trứng. Nếu kế phát sau bệnh CRD thì có thêm bệnh tích ở phổi và thường được gọi là bệnh viêm túi khí.

 Phòng bệnh: Do có nhiều chủng kháng nguyên E. coli gây bệnh nên việc phòng bệnh bằng vaccine ít hiệu quả. Vệ sinh sát trùng trứng ấp, máy ấp, chuồng trại để tiêu diệt vi khuẩn E.coli trong môi trường và thực hiện nuôi dưỡng chăm sóc tốt, giảm tối đa các yếu tố gây stress (như nhiệt độ cao, gió lùa, khí amoniac, mật độ nuôi quá đông, không đủ thông thoáng,...) sẽ làm tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh E.coli bộc phát. Việc sử dụng kháng sinh và sulfamid vào những thời điểm nguy cơ cũng có tác dụng hạn chế bệnh. Có thể dùng một trong các loại sau:

- Genta - Colenro: 100g/ 500kg thể trọng hoặc pha với 100 lít nước cho uống 2 - 3 ngày.

- Terra - Colivet: 100g/ 50kg thể trọng hoặc pha với 10 lít nước cho uống 2 - 3 ngày.

- Ampiseptryl: 100g/300kg thể trọng.

- Trị bệnh: Dùng các loại trên với liều trị gấp đôi liều phòng.

Do E.coli rất mau đề kháng thuốc, nên để biết loại nào hiệu quả nhất cần làm kháng sinh đồ để xem độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc. Trường hợp bệnh nặng có thể dùng một trong những kháng sinh sau, tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày:

- Colinorcin : 1cc/5kg thể trọng.

- Vimetryl 5% : 1cc/3-5kg thể trọng.

- Vimexyson C.O.D : 1cc/5kg thể trọng.

Ngoài việc dùng kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh, cần bổ sung các chất điện giải và vitamin giúp gia cầm nhanh chóng hồi phục, có thể dùng:

Vime C Electrolyte: 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3 - 5 ngày.

Aminovit: Gói 100g pha cho 500 lít nước uống.

Sau thời gian dùng thuốc, cho gà uống Vime 6 way hoặc Vime subtyl 1-2 ngày để tránh loạn khuẩn đường ruột, gà phục hồi tốt sau khi khỏi bệnh.

Chỉ dẫn C.O.D (tím)

Thành phần: Thiamphenicol,Oxytetracycline, Dexamethasone, Bromhexine.

Công dụng: Heo, trâu, bò, dê, cừu, chó, mèo: Sốt, bỏ ăn không rõ nguyên nhân, thương hàn, tụ huyết trùng, đóng dấu son, ỉa chảy phân trắng, viêm ruột, ho thở khó, viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm tử cung, âm đạo, chảy mủ sau khi sanh, viêm vú, viêm khớp, viêm sa móng.  Gà, vịt: Bạch lỵ ở gà con, thương hàn ở gà lớn, viêm xoang mũi gà vịt, phân xanh, phân trắng, ủ rũ, xù lông, xã cánh.

Cách dùng: Tiêm bắp, liên tục 3 – 4 ngày Trâu, bò: 1ml / 10kg trọng lượng cơ thể/ ngày. Dê, cừu: 1 - 2 ml /10kg trọng lượng cơ thể/ ngày. Heo: 1 - 2 ml /10kg trọng lượng cơ thể/ ngày. Gà, vịt: 1ml / 5 - 6 kg trọng lượng cơ thể/ ngày.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm