| Hotline: 0983.970.780

Bệnh ho ở trẻ em

Thứ Tư 25/08/2010 , 10:28 (GMT+7)

Xin cho biết vì sao trẻ em lại hay bị ho và các cách điều trị có hiệu quả?

* Xin cho biết vì sao trẻ em lại hay bị ho và các cách điều trị có hiệu quả?

Lê Thị Thiều Hoa, TP Vinh, Nghệ An

Theo BS. Nguyễn Văn Thịnh (Việt kiều Mỹ) thì những kích thích gây ho có thể là cơ học (ví dụ vật lạ, bụi), hóa học (capsaisin, acetic acid), hay những chất trung gian viêm (histamine, bradykinin, PGE2). Những tác nhân kích thích như vậy tương tác với các thụ thể ho ở đường hô hấp trên và dưới, gây nên sự sản xuất các chất trung gian như tachykynin và neurokinin A. Sự kích thích các thụ thể ho được truyền qua dây thần kinh phế vị đến trung tâm ho của thân não. Khi thanh môn đột ngột mở ra, không khí được tống xuất với một tốc độ cao, quét sạch các chất tiết và vật lạ ra khỏi đường hô hấp.

Trẻ em thường bị ho do nhiễm khuẩn (viêm mũi-hầu, viêm thanh quản, viêm khí-phế quản, viêm phổi và viêm tiểu phế quản). Mặc dù chẩn đoán phân biệt ho dai dẳng (>2 tuần) nơi trẻ em là tương đối rộng, nhưng nguyên nhân thông thường nhất có lẽ là tình trạng sau nhiễm virut. Những đứa trẻ bị nhiễm đường hô hấp trên bởi virut có thể tiếp tục ho trong nhiều tuần, sau khi những triệu chứng virut khác (viêm mũi, sốt, v.v) đã giảm bớt. Những bệnh nhân này có thể ho khan, dai dẳng (đặc biệt về đêm), nhưng không có những triệu chứng như thở khò khè, thắt ép ngực, khó thở lúc gắng sức, hay những triệu chứng khác của co thắt phế quản. Loại ho này có thể kéo dài vài tuần trước khi biến mất một cách ngẫu nhiên.

Một tỷ lệ tương đối nhỏ những trẻ với ho dai dẳng, có hen phế quản dạng ho thật sự và đáp ứng với điều trị bằng thuốc giãn phế quản hay steroid. Những đứa trẻ này, mặc dù không có triệu chứng thở khò khè, nhưng có những triệu chứng khác của tình trạng co thắt phế quản như khó thở gắng sức hay phế dung kế bất bình thường. Hầu hết các nhà lâm sàng học dùng thuật ngữ viêm khí quản để chỉ một bệnh nhân với ho dai dẳng và có đờm mà không có bằng cớ bị viêm phổi. Tuy nhiên, nếu những tiêu chuẩn chẩn đoán không được xác định một cách rõ ràng nơi người trưởng thành (bao nhiêu đờm, ho bao nhiêu lần?), thì tình hình lại còn xấu hơn ở trẻ em.

Vấn đề chủ yếu ở trẻ em là chúng không ho ra đờm; chúng nuốt chúng. Do đó chẩn đoán viêm phế quản nơi một đứa trẻ thường là khó, bởi sự sản xuất đờm hiếm khi được xác lập và định lượng. Nhiều nghiên cứu trẻ em đã chứng tỏ rằng sự điều trị triệu chứng ho dai dẳng bằng kháng sinh ít mang lại hiệu quả.

Điều trị nguyên nhân của ho chứ không phải điều trị chính triệu chứng ho. Xem xét cho thuốc nén ho chỉ khi nào biết được nguyên nhân và khi ho làm cản trở nghiêm trọng đời sống hàng ngày của bệnh nhân (mất ngủ, không được phép ho ở trường). Trong những trường hợp như vậy, thử cho thuốc nén ho với 100% dextromethor-phan hay codéine (0,5mg/kg mỗi giờ, 15-30 mg mỗi liều; tối đa 30mg). Vật lý liệu pháp hô hấp rất hữu ích với trẻ đang còn bú mẹ. Thuốc giãn phế quản nếu ho co thắt. Nếu thất bại: thử cho liệu pháp corticoid trong thời gian ngắn. Điều trị nguyên nhân: điều trị chống hồi lưu dạ dày-thực quản.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất