| Hotline: 0983.970.780

Bệnh hồng lỵ ở heo

Thứ Tư 09/11/2011 , 10:17 (GMT+7)

Bệnh hồng lỵ ở heo là một bệnh truyền nhiễm do xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae gây ra trên heo cai sữa, biểu hiện tiêu chảy mãn tính, phân có nhiều chất nhầy lẫn máu, heo còi cọc và giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng kế phát khác, gây thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae thuộc loại Gram (–), yếm khí, dài 6 – 8 µm, đường kính 320 – 380 mm, có tiêm mao nhỏ ở mỗi đầu tế bào xoắn khuẩn để dễ di chuyển.

Xoắn khuẩn có sức đề kháng yếu với nhiệt, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, nhưng có thể tồn tại nhiều tuần trong những chất hữu cơ ẩm ướt. Xoắn khuẩn gây bệnh bằng cách xâm nhập vào cơ thể heo qua đường ăn, uống.

2. Triệu chứng

Bệnh thường biểu hiện với hai thể cấp tính và mạn tính:

Thể cấp tính:

Heo sốt cao 40 – 40,5oC; đuôi luôn ngoáy, đau bụng lưng cong vồng lên, một vài vùng da mỏng ửng đỏ, heo bỏ ăn.

Sau đó heo bắt đầu tiêu chảy (đây là triệu chứng thường gặp nhất), trong phân có chất nhầy lẫn máu và mảnh hoại tử ruột màu trắng làm cho phân có màu vàng xám.

Tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, làm heo trở nên gầy yếu, hốc hác, lông xù, đuôi cụp, dính bết phân và thường tách bầy.

Thể mạn tính:

Sau khi heo mắc bệnh ở thể cấp tính khoảng 1 tuần thì chuyển sang thể mạn tính.

Heo hết sốt và bớt tiêu chảy, hiện tượng tiêu chảy kèm xuất huyết xảy ra cách ngày, lúc bị lúc không, phân có chứa máu đen nên vì thế còn được gọi là Bệnh tiêu chảy phân đen.

Heo ăn kém, gầy và chết dần do mất nước.

Các heo mắc thể mạn tính thường là nguồn bệnh và là nguyên nhân gây lây lan bệnh cho các đàn heo khác trong trại chăn nuôi.

3. Bệnh tích

Xác heo chết gầy còm, lông dựng, dính phân, hiện tượng mất nước thường gặp.

Tổn thương phù thành ruột già và màng treo ruột, trong khi ở ruột non không bị tổn thương.

Hạch lympho màng treo ruột sưng, thủy thũng nhẹ.

Niêm mạc ruột được phủ một lớp màng nhầy và sợi fibrin lẫn đốm máu.

4. Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng (đặc biệt là tiêu chảy, màu phân, thể trạng heo), xác chết heo.

Phân biệt với các bệnh khác gây tiêu chảy trên heo như:

- Bệnh cầu trùng heo.

- Bệnh viêm dạ dày – ruột do virus.

- Tiêu chảy do Salmonella.

- Tiêu chảy do E. coli.

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:

- Lấy mẫu bệnh phẩm (niêm mạc ruột già), hạch màng treo ruột để nuôi cấy phân lập hoặc quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang để phát hiện xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteriae.

- Có thể dùng phản ứng ELISA.

- Xét nghiệm vi thể.

5. Phòng trị bệnh

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 223 ra ngày 9/11/2011)

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất