| Hotline: 0983.970.780

Bệnh lạ hoành hành khóm Tắc Cậu

Thứ Sáu 10/07/2015 , 10:12 (GMT+7)

Theo ghi nhận của chúng tôi tại các vườn khóm trên địa bàn xã Vĩnh Hòa Phú, biểu hiện dễ thấy nhất là trên thân cây gầy, đỏ và quéo lá.

Khóm (dứa) Tắc Cậu ở huyện Châu Thành, Kiên Giang từ lâu đã nức tiếng và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ năm 2010. Nhờ vậy mà bà con trồng khóm có thu nhập khá, cuộc sống ổn định.

Nhưng hơn 10 năm qua, loại cây trồng này xuất hiện bệnh lạ hoành hành khiến diện tích, năng suất sụt giảm đáng kể, nông dân chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu.

Theo ghi nhận của chúng tôi tại các vườn khóm trên địa bàn xã Vĩnh Hòa Phú, biểu hiện dễ thấy nhất là trên thân cây gầy, đỏ và quéo lá.

Theo người trồng khóm, khi bệnh này tái phát, biểu hiện ban đầu chỉ có từ vài bụi bị nhiễm rồi tiếp tục lây lan trên diện rộng làm cho khóm chết và không thể ra trái. Không còn cách nào khác nhiều nông dân đành nhổ bỏ.

Ông Lưu Chánh, nông dân ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hòa Phú sống với nghề trồng khóm hơn 50 năm.

Hiện ông có hơn 1,7 ha khóm xen canh cây dừa và cau, những năm trước cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm. Gần đây vườn khóm của ông liên tục bị bệnh làm năng suất cũng như thu nhập giảm đáng kể.

Ông Chánh cho biết: “Nếu không siêng nhổ bỏ những bụi nhiễm bệnh sẽ lây lan toàn bộ diện tích, gây chết bụi, có cây trổ bông thì ra trái nhỏ, dần khô đi và chết. Bà con chúng tôi nhờ kỹ sư có biện pháp trị khỏi bệnh này thì đỡ khổ...".

Cùng nỗi lo như vậy, ông Huỳnh Cá Én, ấp Vĩnh Phú trồng gần 1 ha khóm cũng bị bệnh lạ hoành hành. Ông bức xúc: “Khu vực này trồng cây khóm là chính, và căn bệnh này đã xuất hiện hơn 10 năm nay rồi. Tôi rất trăn trở vì chưa có cách điều trị. Cơ quan chuyên môn có đến xử lý vài lần nhưng cũng bất lực. Không còn cách nào khác, đa số bà con phải nhổ bỏ rồi trồng lại”.

Do chưa có cách trị bệnh lạ nên nhiều nông dân xã Vĩnh Hòa Phú gọi đây là bệnh “si đa” trên cây khóm. Bệnh này làm vườn khóm bị thiệt hại từ 40 - 50% diện tích, năng suất giảm đáng kể. Bà con phản ánh nhiều lần đến cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu.

13-06-16-313152974
Trái khóm chết khô, nông dân mất trắng

Ông Dư Đông Chí, ấp Vĩnh Phú tâm sự: “Do chưa rõ bệnh gì nên bà con gọi là bệnh "si đa", khóm nhiễm bệnh thì chỉ còn cách nhổ bỏ, năng suất giảm nhiều”. Còn ông Huỳnh Cá Én ở cùng ấp bức xúc nói: “Tôi đề nghị ngành chức năng đừng để khóm Tắc Cậu mất đi thương hiệu vì hiện nay bà con đang thiếu giống khóm, phải lấy giống nơi khác về trồng...”.

Được biết, khóm Tắc Cậu được trồng xen canh trong vườn dừa, cau với diện tích toàn vùng Châu Thành khoảng 3.500 ha, trong đó ấp Vĩnh Phú có đến gần 400 ha. Từ khi bệnh lạ xuất hiện khiến năng suất khóm giảm đáng kể, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân.

Ông Nguyễn Văn Tâm, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho hay: “Sau khi nắm thông tin về bệnh lạ trên cây khóm, Sở đã giao các cơ quan chuyên môn xuống kiểm tra, xác định bệnh để hướng dẫn nông dân điều trị kịp thời”.

Xem thêm
Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất