| Hotline: 0983.970.780

Bệnh lạ khiến chàng trai 18 trông như cụ già 80

Thứ Ba 12/06/2018 , 07:01 (GMT+7)

Đó là chàng trai Xiao Cui 18 tuổi, học sinh cuối cấp ở một trường trung học phổ thông Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, trông y chang một cụ ông 80 tuổi do mắc một căn bệnh lạ, trang tin Chuyện xứ người Mỹ (ODC) vừa cập nhật.

Do mắc bệnh cutis laxa, tuy mới 18 nhưng Xiao Cui trông như một cụ ông thực thụ

Theo ODC, nếu gặp lần đầu chắc ai cũng chào Xiao Cui là ông, bởi cơ mặt và da chảy xệ không khác gì một cụ ông thực sự. Hiện tại Xiao là một trong những học sinh xuất sắc nhất của trường nên được bạn bè gọi là “siêu nhân” giỏi tòan diệntất cả các môn, kể cả tự nhiên lẫn xã hội. Đáng tiếc em lại mắc phải căn bệnh lạ nên khiến cơ thể già nua sớm.

Cùng với bài viết này ODC còn giới thiệu cả một video, theo video, tuy bị người đời nhòm ngó nhưng Xiao lại là một học sinh đầy nghị lực. Xiao cho biết ngay từ giữ năm trung học, cơ thể em đã xuất hiện những triệu chứng lạ như da mặt chùng xuống và đến nay vẫn chưa dừng lại, nên già lại càng thêm già, độ lão hóa  tăng nhanh, khiến cơ thể không khác gì một cụ ông đã qua tuổi thanh xuân từ rất lâu.

Rất may căn bệnh “già trước tuổi” của Xiao  lại không ảnh hưởng đến sức khỏe chung, tức em vẫn bình thường, và không ảnh hưởng tới lực học của em. Các thày cô đều đánh giá   năng lực của Xiao Cui và tin rằng chắc chắn em sẽ tiếp tục học lên cao và đỗ các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc như Bắc Kinh hoặc Đại học Thanh Hoa.

Trước Xiao Cui tại Trung Quốc đã có Hu Juan, một người phụ nữ 28 tuổi trông giống như một cụ già. Người phụ nữ này được chẩn đoán mắc chứng rối loạn mô liên kết cực kỳ hiếm gặp có tên Cutis laxa. Và trường hợp nữa là Yuan Taiping 30 tuổi, có làn da bị chảy xệ khiến anh chàng trông già hơn năm chục tuổi.

Ảnh: ODC

Cutis laxa còn được gọi là Chalazoderma, Dermatochalasia, Dermatolysis, hay Generalized elastolysis.... Trong tiếng Latin, Cutis laxa  có nghĩa là da nhão và lỏng lẻo, thường được dùng để miêu tả da xệ và không đàn hồi.

Hiện trên thế giới có khoảng 200 gia đình có người mắc phải căn bệnh này. Ngoài khuôn mặt, bệnh nhão da còn tác động tới mô liên kết ở các bộ phận khác trên cơ thể, kể cả tim, mạch máu, khớp, ruột và phổi. Nguyên nhân gây bệnh cutis laxa là do di truyền, có thể là do đột biến ở các gen như ELN, ATP6V0A2, ATP7A, FBLN4, FBLN5, và PYCR1.

(Theo ODC- 6/2018)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm