| Hotline: 0983.970.780

Bệnh lợn tai xanh không lây sang người

Thứ Ba 11/05/2010 , 09:57 (GMT+7)

PGS.TS Tô Long Thành, PGĐ Trung tâm chẩn đoán Thú y TƯ (Cục Thú y) một lần nữa khẳng định, bệnh lợn tai xanh không hề lây bệnh sang người...

Cùng lúc dịch tai xanh bùng phát dữ dội ở miền Bắc, đã xuất hiện một số ca mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn. Vì thế nhiều người cho rằng căn bệnh này do lợn tai xanh gây ra, đồng thời tẩy chay thịt lợn. PGS.TS Tô Long Thành, PGĐ Trung tâm chẩn đoán Thú y TƯ (Cục Thú y) một lần nữa khẳng định, bệnh lợn tai xanh không hề lây bệnh sang người.

Tuy nhiên khi lợn nhiễm virus "tai xanh”, chúng sẽ tấn công các tế bào đại thực bào, đặc biệt là các tế bào đại thực bào ở phổi (còn gọi là tế bào phế nang). Tế bào đại thực bào là tế bào có thẩm quyền miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu. Các nhà khoa học chứng minh rằng, khi lợn bị nhiễm virus bệnh tai xanh, có đến 60 -70% tế bào đại thực bào bị phá hủy.

Theo ông Thành, kết quả chẩn đoán thú y cho thấy lợn dương tính với virus “tai xanh” bị kèm theo nhiều bệnh khác như dịch tả, tụ huyết trùng, E.coly, đóng dấu, liên cầu khuẩn... Hệ thống miễn dịch của lợn nhiễm các loại virus bị suy giảm nghiêm trọng, là cơ hội để các mầm bệnh kế phát trỗi dậy và tấn công. Vì thế có ý kiến cho rằng, lợn tử vong khi nhiễm bệnh tai xanh là do các mầm bệnh khác phối hợp gây ra. Tỷ lệ tử vong ở loại virus “tai xanh” thể độc lực cường độ cao là rất lớn.

“Đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh lợn bệnh tai xanh có thể lây lan trực tiếp sang người. Song mối nguy hiểm mà dịch tai xanh gây nguy hiểm cho người chính là ở loại liên cầu khuẩn (LCK) có khả năng lây sang người. Mối liên quan giữa tai xanh và LCK ở chỗ, khi các tế bào đại thực bào của lợn bị virus lợn tai xanh phá hủy, khả năng miễn dịch của lợn suy giảm, những LCK cư trú trong cơ thể lợn bệnh trỗi dậy, sản sinh độc tố tấn công lợn. Song không chỉ khi lợn mắc tai xanh thì LCK mới xuất hiện. Và cũng không phải chỉ LCK phát triển và tấn công lợn. Bất cứ khi nào lợn bị bệnh, cơ thể suy yếu thì bệnh LCK cũng như những bệnh do vi khuẩn khác đều có thể xuất hiện và tấn công” - ông Thành nói.

Các chuyên gia thú y cũng khẳng định, bệnh LCK lợn có khả năng gây bệnh cho người. Do đó người ta dễ bị mắc bệnh này khi tiếp xúc với lợn bị bệnh hay lợn mang vi khuẩn như giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn không nấu chín. Do virus “tai xanh” không lây lan và gây bệnh ở người, vì thế không ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn thịt lợn tai xanh đã nấu chín. Thế nhưng thịt lợn tai xanh rất có thể mang theo LCK gây nguy hiểm cho người nếu tiếp xúc với thịt sống khi mua bán, chế biến hoặc ăn các món không được đun nấu chín. Do đó người dân tuyệt đối không ăn thịt lợn bệnh, đặc biệt là tiết canh rất dễ gây bệnh LCK lợn.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất