| Hotline: 0983.970.780

Bệnh mùa nóng có xu hướng tăng cao

Thứ Sáu 29/03/2019 , 17:03 (GMT+7)

Dự báo thời tiết TP.HCM một tuần qua nhiệt độ luôn vào khoảng 38-39oC và chỉ số hàm lượng tia cực tím ở khoảng 10-11 (rất cao). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ số tia UV từ 8-10,9 nguy cơ gây hại rất cao. Nếu không có biện pháp bảo vệ, bạn có khả năng bị cháy nắng. Với trẻ em thì chuyện không đơn giản như vậy. Trong một tuần quan, mới đầu mùa nóng,  số lượng trẻ em đi khám bệnh và nhập viện đã bắt đầu tăng nhẹ.  

Theo BS CKII Phan Văn Hoàng, Trưởng Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, tuần qua số trẻ đến khám và điều trị tại khoa khám bệnh của Bệnh viện Nhi đồng 1 là trên 5.000 ca. Số trẻ nhập viện là 200 bệnh nhi/ngày, trong đó số bệnh nhi mắc bệnh đường hô hấp là 50 ca (1/4 bệnh nhân nhập viện), số bệnh nhập viện vì bệnh đường tiêu hóa là 30 ca/ngày. Dự báo bệnh Tay Chân Miệng cũng đang chuẩn bị vào mùa và khuynh hướng tăng theo chu kỳ. 

BS CKII Phan Văn Hoàng, Trưởng kkhoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM

Trẻ em do cơ thể yếu, dễ bị rối loạn thiếu nước và điện giải trong thời tiết nắng nóng bất thường. Tia cực tím mạnh cũng khiến hoạt động tim phổi tăng, dễ mất sức, mất nước, sức đề kháng giảm khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Đặc biệt, với chỉ số hàm lượng tia cực tím cao như hiện nay, nếu để trẻ tiếp xúc tia UV trong khoảng 10 phút sẽ bị bỏng da; trong lúc cao điểm tia UV mà đưa trẻ đi ngoài đường lâu khoảng trên 20 phút, trẻ cũng dễ dàng bị tổn thương hệ miễn dịch, nên có nhiều em không thấy vết bỏng  nhưng cũng bị bệnh. Những bệnh do ảnh hưởng từ tia UV như viêm da, bỏng da do nóng nhiệt, tổn thương mắt, giảm  thị lực, viêm niêm mạc… Cần lưu ý, nếu trẻ có mụn nhột phải đưa đi khám bệnh, cẩn trọng theo dõi kẻo bị nhiễm trùng huyết.

Trẻ khám viêm hô hấp tăng nhẹ

BS Long nhấn mạnh, các bệnh mùa nóng này nhiều nhất là viêm đường ho hấp và đường tiêu hóa. Khi trẻ bị viêm hô hấp trên, nếu cha mẹ không chú ý, trẻ nhanh chóng chuyển sang viêm hô hấp dưới như viên phế quản, viêm phổi. Khi thấy trẻ sốt đến ngày thứ hai là phải đưa đi khám bệnh. Không nên tự động ra nhà thuốc mua thuốc cho bé, đôi khi trẻ chưa cần uống kháng sinh đã bị “cho uống phòng hờ” trước, dẫn đến tình trạng trẻ bị lờn kháng sinh. Ngược lại, nếu không theo dõi tình trạng bệnh, khiến trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, hết sức nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Mùa nắng nóng, thực phẩm rất nhanh hư. Các thức ăn để 2-3 tiếng ở bên ngoài thì lượng vi khuẩn tăng 4-8 lần, do vậy không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất bị viêm đường tiêu hóa vào mùa nóng. Nếu thấy trẻ đi lỏng từ 3-4 lần/ngày thì có thể theo dõi ở nhà, cho uống nước bù nước tại nhà. Nhưng nếu thấy trẻ sốt cao và đi lỏng khoảng 10 lần/ngày trở lên thì phải đưa trẻ nhập viện ngay.

Mùa nóng, cần cho trẻ ăn uống đủ chất, uống nhiều nước. Đặc biệt chú ý bảo quản thực phẩm vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt, luôn nhắc trẻ phải rửa tay trước và sau khi ăn. Hạn chế cho trẻ ra đường từ 10 giờ đến 15 giờ. Khi cần ra ngoài, phải đội nón rộng vành, mặc áo quần dài, đeo kính mát bảo vệ mắt.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.