| Hotline: 0983.970.780

Bệnh nhân Covid-19 tái dương tính vẫn là ẩn số với các nhà khoa học

Thứ Tư 13/05/2020 , 15:42 (GMT+7)

Nhiều ca mắc Covid-19 tại Việt Nam tái dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh, khiến cho nhiều người tỏ ra hoang mang. Lời giải đáp nằm ở đâu?

Thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Ảnh: Đ.Hạnh.

Thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Ảnh: Đ.Hạnh.

3 giả thuyết về bệnh nhân Covid-19 tái dương tính

Tính đến sáng ngày 12/5, Việt Nam ghi nhận 288 trường hợp mắc Covid-19 và 26 ngày chưa ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Đã có 249 trường hợp được công bố khỏi bệnh, tuy nhiên, đến nay tại Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh và Bình Thuận đã ghi nhận các ca tái dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi được công bố khỏi bệnh. Như bệnh nhân 22, 36, 50, 52, 74, 92, 124, 130, 137, 149, 151, 188, 207, 224, 235.

Việc người bệnh nhiễm Covid-19 tái dương tính trở lại đã ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới. Đây là vấn đề gây đau đầu cho các nhà khoa học do chưa có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính xác, cụ thể kết luận cho vấn đề này.

Trường hợp đầu tiên tái nhiễm Covid-19 là bệnh nhân thứ 22, nam, quốc tịch Anh, được bệnh viện Đà Nẵng công bố khỏi bệnh Covid-19 và ra viện với ba lần kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2. Tuy nhiên, sau 2 tuần xuất viện, kết quả xét nghiệm hai lần bằng phương pháp PCR cho kết quả dương tính ngay sau khi người đàn ông này rời Việt Nam về Anh.  

Trường hợp thứ hai là nữ bệnh nhân thứ 188, 44 tuổi, là nhân viên công ty Trường Sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống tại Bệnh viện Bạch Mai. Bà được xuất viện ngày 16/4 về nhà, sau đó một ngày, bà ho khan từng cơn, nhiệt độ 36,8 độ C, tức ngực. Sáng 18/4, mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội kết quả dương tính. Mẫu bệnh phẩm chiều 18/4 và ngày 19/4 âm tính. Nhưng ngày 20 và 21/4 lại dương tính trở lại. 

TS-BS Lê Quốc Hùng, trưởng khoa Nhiễm bệnh Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, có 3 giả thuyết được đưa ra về trường hợp tái dương tính với Covid-19. Thứ nhất, do sai lầm trong xét nghiệm, tuy nhiên trong thực tế giả thuyết này chỉ đúng trong một vài trường hợp. Thứ hai là do tái phát hay tái nhiễm. Thứ ba là do “xác” virus.

Các bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại huyện Nhà Bè. Ảnh: HCDC.

Các bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại huyện Nhà Bè. Ảnh: HCDC.

Hiện chưa có thuốc diệt virus đặc hiệu, vì vậy việc số lượng virus bị giảm đi và biến mất trong cơ thể người bệnh là do vai trò của kháng thể. Khi khỏi bệnh cũng có nghĩa là kháng thể do cơ thể người bệnh tạo ra đã đủ để tiêu diệt virus. Thường thì kháng thể được tạo ra sẽ tồn tại trong cơ thể người bệnh một khoảng thời gian nào đó, tuy nhiên với Covid-19 người ta chưa biết thời gian này là bao lâu.

“Kháng thể tồn tại trong con người sẽ giúp tiêu diệt nốt số virus còn “vương vãi” trong một số tế bào và làm cho những virus còn sót lại này không thể phát triển mạnh trở lại để trở thành trường hợp “tái phát” cũng như đảm bảo nếu có một số virus mới xâm nhập do người khỏi bệnh lại tiếp xúc với nguồn lây thì số virus này cũng sẽ bị kháng thể còn tồn tại tiêu diệt để tránh trường hợp “tái nhiễm”.

Thực tế có một số virus đột biến qua các vòng phát triển, những virus đột biến này có thể trốn thoát được kháng thể và phát triển thành bệnh ở những người đã khỏi bệnh dẫn tới các trường hợp tái phát hay tái nhiễm. Giả thuyết này cần có thêm thời gian theo dõi và xác định”, bác sĩ Hùng nhận định.

Theo bác sĩ Hùng, các giả thuyết chỉ là giải thuyết, để biết chính xác về bản chất vấn đề tái dương tính các nhà khoa học cần tiến hành nhiều nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ về bản chất của SARS-CoV-2.

“Trước mắt, vẫn phải cách ly những người tái dương tính, lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR mỗi ngày. Nếu mẫu bệnh phẩm nào có kết quả RT-PCR dương tính thì sẽ được đưa vào cấy trong môi trường thuận lợi cho virus mọc.

Bên cạnh đó, các xét nghiệm kháng thể trung hòa cũng được tiến hành song song để xác định khả năng tiêu diệt/bất hoạt virus của kháng thể…” bác sĩ Hùng chia sẻ.

Đối với những trường hợp tái dương tính tại Việt Nam, Bộ Y tế đã yêu cầu lấy mẫu bệnh phẩm của những người này đưa vào nuôi cấy, trong đó 5 trường hợp tái dương tính cho kết quả nuôi cấy virus cho thấy là "xác Covid-19" và không có khả năng lây nhiễm. Những trường hợp khác vẫn đang được theo dõi và chưa ghi nhận trường hợp nào bị lây nhiễm trong cộng đồng từ người tái dương tính. Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn được cách ly theo dõi tại bệnh viện để phục vụ công tác giám sát, nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về cơ chế gây bệnh của loại virus nguy hiểm và rất mới này.

Trước diễn biến của bệnh Covid-19, Bộ Y tế đã yêu cầu hai phòng thí nghiệm là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP.HCM tiến hành nuôi cấy virus lấy từ các bệnh nhân tái dương tính để nghiên cứu sâu về các trường hợp này.

Việt Nam làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm virus SARS-CoV-2

Hiện nay, để tránh lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, ngoài việc tự chủ động phòng dịch của mỗi người dân, thì việc xác định, cách ly các trường hợp “nhập cảnh”; các trường hợp tái dương tính trở lại được ngành y tế và địa phương triển khai nghiêm ngặt.

Mẫu test kit của Việt Nam đã được 20 quốc gia đặt hàng. Ảnh: Bộ Y tế.

Mẫu test kit của Việt Nam đã được 20 quốc gia đặt hàng. Ảnh: Bộ Y tế.

Và việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 luôn được ngành y tế, các nhà khoa học trong nước nỗ lực nghiên cứu để tìm ra phương án tối ưu, giá thành rẻ thay thế các bộ sinh phẩm, test kit nhập khẩu. Và mới đây, Việt Nam đã làm chủ được hai phương pháp xét nghiệm là phương pháp xét nghiệm PCR (bộ test kit) do Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á nghiên cứu sản xuất và được Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu, cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do cho Bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam. Và WHO cũng đánh giá cao và công nhận chất lượng bộ test kit này của Việt Nam và có thể được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới. Với bộ xét nghiệm này, chỉ cần 2 giờ đồng hồ với đầy đủ của quy trình sẽ cho ra kết quả dương tính hay âm tính với SARS-CoV-2.

Phương pháp thứ hai là sinh phẩm xét nghiệm kháng thể có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn nhiều so với các loại sinh phẩm tương tự mà nhiều nước đang sử dụng được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với một trường đại học của Nhật Bản nghiên cứu và phát triển thành công. Sinh phẩm xét nghiệm nhanh này của Việt Nam sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến Trung ương đến tuyến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm