| Hotline: 0983.970.780

"Bệnh nổ" của teen

Thứ Sáu 18/03/2011 , 09:16 (GMT+7)

Sinh ra và lớn lên ở miền núi Cao Bằng, nhà thuần nông, song Hương luôn miệng khoe: “Bộ quần áo mình mới mua hơn triệu đồng", "Anh trai đang làm giám đốc ở Nhật..."

Sinh ra và lớn lên ở miền núi Cao Bằng, nhà thuần nông, song Hương luôn miệng khoe: “Bộ quần áo mình mới mua hơn triệu đồng", "Anh trai đang làm giám đốc ở Nhật kêu mình học xong qua bển làm ngay”.

Hương, 19 tuổi, sinh viên năm hai một trường đại học tại TP HCM từ lâu đã được bạn bè đặt cho biệt danh là "nữ hoàng chém gió". Vừa chân ướt chân ráo vào thành phố, cô gái trẻ đã thêu dệt nên bức tranh gia cảnh đề huề với nhà lầu 3 tầng, xe đời mới, người thân học rộng, làm to. Những câu chuyện khoe mẽ của cô hồi đầu còn thu hút bạn bè và những tiếng tặc lưỡi thán phục, song khi phát hiện ra sự thật đằng sau vẻ hào nhoáng ấy, bạn bè mới dần ngộ ra và không còn tin nữa.

Những buổi tụ tập họp nhóm là cơ hội cho teen mặc sức "cưa bom" với bạn bè

Khoe vậy nhưng ngay sau đó, khi được hỏi vặn lại vài câu như xe nhà bạn hiệu gì, quần áo hiệu gì, anh làm ở thành phố nào của Nhật thì cô nàng cứ ậm ừ giả lơ: “Mình không nhớ lắm, để mình gọi điện hỏi bố mẹ mình đã".

Hồng Anh, bạn chung lớp với Hương kể, cả lớp chẳng lạ gì những câu "than tự sướng" của Hương đại loại như: “Bố mình lại đổi xe hơi mới rồi, mình chẳng thích chiếc này tí nào cả vì ở nhà mình có mấy chiếc tay ga, giờ mua xe hơi ai lái". Song khi bạn bè thấy cô bé lủi thủi đạp xe cọc cạch đến trường thì Hương lại bẽn lẽn phân trần: "Mình sợ chạy xe máy ra đường bị tai nạn nên đi xe đạp cho an toàn”.

"Mỗi khi nghe điệp khúc đó bạn nào cũng hiểu nên chỉ bấm bụng nhìn nhau cười rồi quay đi chỗ khác. Một số khác không chịu nổi thì thêm vào vài câu để đưa nàng lên trời rồi đập xuống đất cho chừa tật nổ nhưng vẫn không ăn thua", Hồng Anh kể vui.

Cũng theo quan sát của một số cán bộ lớp, Hương "giàu" là thế, song mỗi lần chi đoàn lớp tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt hay cho người nghèo thì nàng chưa bao giờ bỏ ra quá 10.000 đồng. Đã thế ngay cả quỹ lớp, quỹ nhóm Hương cứ nợ từ năm nay sang năm khác.

Ai cũng nghĩ nàng tiểu thư giàu mà keo kiệt, song mãi đến khi mẹ Hương quần áo lò xo thất thểu từ quê vào thăm con và kể khổ vì vụ lúa mùa thất bát, lúc này mọi người mới hiểu rõ sự tình. Cũng từ hôm đó, câu chuyện cô nữ sinh "cưa bom" trở thành chủ đề tấu hài trường kỳ của bạn bè.

Sau sự cố đau thương ấy, tưởng chừng "nữ hoàng chém gió" sẽ tỉnh ngộ, vậy mà đến kỳ nghỉ Tết vừa qua nàng lại một lần bẽ mặt cũng vì cái tật cũ. Khi bạn bè lao nhao mua vé tàu xe chuẩn bị về quê ăn tết thì Hương tay chống nạnh tặc lưỡi: “Sao mọi người phải khổ thế, tớ mới mua cái vé máy bay về quê vừa nhanh vừa thoải mái, đi tàu xe mấy ngày tết mệt muốn chết…”.

Tuy nhiên vài tuần sau, khi hàng nghìn sinh viên vùng sâu vùng xa tập trung ở văn phòng Thành Đoàn để nhận vé xe về quê ăn tết thì lại thấy Hương lùi lũi chen chúc đợi lấy vé đã đăng ký xin từ mấy tháng trước. "Nhìn thấy bọn mình nhưng bạn ấy ngó lơ, mà tội gì phải bịa đặt như thế cho khổ cái thân chứ, cứ sống thật với mình có khi người ta còn thương!", Hồng Anh thở dài kể lại.

Cũng vì thích khoe mẽ, Thùy An, nhân viên văn phòng (quận Bình Thạnh, TP HCM được bạn bè "ưu ái"phong là “giáo sư chế tạo bom”.

Mới đi làm được vài tháng, song mỗi lần có dịp gặp bạn bè cũ, An lại sang sảng bốc phét đang là trưởng phòng và mức lương hàng tháng cả vài chục triệu đồng: “Tháng này doanh thu của công ty ít quá nên mình được thưởng có hơn chục triệu, tình hình này không biết có đủ sống không nữa. Nếu không phải chú mình làm giám đốc thì mình nghỉ quách cho rồi”.

Mặc dù mỗi lần nhóm hay lớp tổ chức liên hoan thì An luôn là người xung phong đầu tiên nhưng đến hồi thanh toán hóa đơn thì cô lại bỗng dưng... biến mất. Rồi những lần cô khoe quen biết toàn giới nghệ sỹ nổi tiếng, song khi có bạn nhờ xin giùm chữ ký thần tượng nào, nàng chỉ: “Ừm việc đó dễ mà, để mai mình làm cho”, rồi sau đó lại giả lơ không nhớ.

Tấm màn sự thật chỉ được vén lên khi có người quen của An vào làm chung công ty phát hiện cô chỉ là nhân viên tập sự hưởng lương thử việc không quá 4 triệu một tháng và chẳng có người thân nào làm giám đốc. Rồi đến khi bị sếp đánh giá thử việc không hiệu quả và buộc thôi việc thì cô cũng tự tin thao thao bất tuyệt bảo: “Nhà mình mới bán mấy lô đất nên nghỉ ngơi và đi du lịch vài nơi cho đỡ buồn”.

Đề cập đến "căn bệnh" này, Tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga - Giám đốc trung tâm tham vấn tâm lý và thực hành xã hội trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM cho rằng, tính nổ hay bốc phét rất thường thấy ở nhiều người, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên bởi nhu cầu muốn đánh bóng bản thân.

Bà nhìn nhận, "căn bệnh" này tuy không có hệ quả gì nghiêm trọng đối với xã hội nhưng với cá nhân người đó thì hậu quả cũng khôn lường. Bởi thì khi màn kịch bị lật tẩy, người đó thường bị bạn bè coi thường, xa lánh, đánh mất niềm tin và thậm chí bị tẩy chay ở một số hoạt động.

Cũng theo bà Nga, muốn chữa "căn bệnh" này thì bản thân "bệnh nhân" phải chủ động trau dồi các kỹ năng mềm và phải thay đổi tư tưởng để biết cách tôn trọng sự thật. Bà gợi ý các bạn có thể đến trung tâm tham vấn tâm lý và thực hành công tác xã hội để được hỗ trợ và định hướng giá trị của bản thân.

Mặc dù vậy, trên thực tế thì không phải lúc nào "nổ" cũng là xấu. Ở đây bà Nga cho rằng, "chém gió" nếu được đặt vào những ngữ cảnh phù hợp, đúng đối tượng, đúng thời điểm thì còn có giá trị giải trí.

Như trường hợp của Trọng, nhân viên kinh doanh tại một công ty xuất nhập khẩu (quận 3, TP HCM) lại được mọi người quý mến bởi khiếu hài hước xen lẫn những màn "nổ banh xác" nhưng đúng lúc, đúng người.

Trong ngày 8/3 vừa qua, Trọng chuẩn bị cho mỗi chị em phụ nữ một phần quà nhỏ và trịnh trọng tuyên bố: “Các món quà này mình đã nhờ bà con ở bên Singapore mua và gửi về, rất hiếm và có giá trị, hy vọng sẽ làm vừa lòng chị em trong phòng”. Tuy thực chất món quà chỉ là một viên kẹo mút nhưng ai cũng thấy vui vì biết tính Trọng hay tấu hài kiểu như thế.

Không những vậy, thỉnh thoảng anh lại học vài câu nổ của các diễn viên hài như: “Chiều phải đưa bà ngoại đi bơi, đi đua xe với mẹ” khiến bạn bè nhiều phen cười nắc nẻ.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm