| Hotline: 0983.970.780

Bệnh trắng lá mía

Thứ Sáu 07/08/2015 , 08:36 (GMT+7)

Bệnh trắng lá mía chủ yếu lây lan qua hai con đường là giống (chính yếu) và côn trùng môi giới.

Lây lan

Bệnh trắng lá mía chủ yếu lây lan qua hai con đường là giống (chính yếu) và côn trùng môi giới.

Ở Việt Nam, việc mua bán, trao đổi và vận chuyển hom giống từ tỉnh này sang tỉnh khác và nhập nội giống mới, có lẽ là nguyên nhân chính cho việc lan truyền bệnh trong thời gian gần đây.

Các giống ROC 10, K95-16, K93-219, Uthong 1, Uthong 4, Suphanburi 7, My 55-14… được ghi nhận nhiễm bệnh trắng lá ở Tây Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Đồng Nai.

sk-99ec-1lit1443492521142704221

Về côn trùng môi giới, ở Thái Lan, rầy Matsumuratettix hiroglyphicus, được xác định là môi giới truyền bệnh trắng lá. Ở các quốc gia khác chưa thấy mô tả côn trùng môi giới nào khác. Ở Việt Nam, báo cáo chưa thấy xuất hiện rầy trên, nhưng cần nghiên cứu thêm mối liên hệ giữa bọ rầy đầu vàng (Eoeurysa flavocapitata, Muir) và các bệnh hại khác trên mía.

Chuẩn đoán trong phòng và nhận diện bệnh ngoài đồng

Trong phòng: Chuẩn đoán sớm bằng sinh học phân tử (bộ kit chẩn đoán bệnh dựa trên kỹ thuật PCR).

Nhận diện ngoài đồng chú ý triệu chứng: Cây còi cọc, nhất là mía gốc, lá non đầu tiên màu trắng, mọc thẳng, trong khi lá già vẫn còn xanh, triệu chứng bệnh xuất hiện sớm.

Ký chủ phụ: Ít có thông tin về ký chủ phụ của bệnh trắng lá mía. Đến nay mới chỉ xác định mía dại (Saccharum sponteneum) là ký chủ phụ Phytoplasma.

Quản lý bệnh: Do bệnh không có thuốc đặc trị, chưa có giống kháng, lây lan nhanh qua giống, ảnh hưởng lớn đến năng suất, nhiều trường hơp nhiễm nặng phải phá bỏ, trồng mới… nên đối với bệnh trắng lá mía, biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất là giống phải sạch bệnh, nếu bệnh xảy ra phải quản lý tốt, bên cạnh đó coi trọng các biện pháp canh tác.

Biện pháp quản lý tổng hợp bao gồm:

Giống: Hom giống phải sạch bệnh, có tính chống chịu tốt, năng suất cao. Không lấy hom giống từ ruộng mía bệnh. Cần đánh giá khả năng kháng bệnh trắng lá của các giống lai tạo trong nước và nhập nội trước khi phóng thích đại trà.

Chuẩn đoán bệnh sớm bệnh dựa trên kỹ thuật PCR, loại trừ bệnh ở ngay giai đoạn sản xuất giống cơ bản.
Tập huấn nông dân, giải thích tác hại của bệnh, nhất là tập quán lấy hom giống từ ruộng mía thịt bị nhiễm bệnh.
Hom giống cần xử lý bằng hơi nước nóng 54 độ C trong 2 giờ, hay bằng nước nóng 50 độ C trong 2 - 3 giờ. Có thể xử lý giống bằng kháng sinh Tetracycline hoặc Ledermycine nồng độ 500 ppm.

8-sirifos-585ec-480ml1443494201142704333

Thăm đồng thường xuyên, phát hiện bệnh sớm. Ruộng nhiễm nhẹ, nhổ bỏ cây bệnh, tiêu hủy, trồng dặm lại. Ruộng nhiễm nặng (trên 20%) khuyến cáo tiêu hủy, luân canh 1 - 2 năm (cây họ đậu), sau đó trồng giống mới sạch bệnh.

Trồng đúng thời vụ (nếu có thể), chú ý chăm sóc, tưới nước, không để ruộng mía bị hạn giữa kỳ, bón phân cân đối và hợp lý N, P, K, Ca… giúp mía sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao tính chống chịu và hạn chế thiệt hại trên ruộng nhiễm bệnh tỷ lệ thấp.

Phòng trừ côn trùng chích hút môi giới truyền bệnh như rầy, rệp…bằng thuốc đặc trị (Sairifos 585EC, dầu khoáng SK Enspray 99EC)

Sát trùng dao, dụng cụ canh tác mía bằng formol, cồn…

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất