| Hotline: 0983.970.780

Bị cáo Đinh La Thăng yêu cầu giám định lại thiệt hại của PVC và PVN

Thứ Tư 10/01/2018 , 11:03 (GMT+7)

Ngày làm việc hôm nay, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án tham nhũng – kinh tế xảy ra tại PVN và Tổng Cty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC)

Từ chiều hôm qua và sáng hôm nay phần xét hỏi các bị cáo có thêm nhiều vấn đề đáng chú ý khi có sự tham gia của các luật sư.

Mở đầu phiên xét hỏi sáng nay, ông Đinh Anh Tuấn, luật sư  bảo vệ cho bị cáo Phùng Đình Thực đã hỏi bị cáo Đinh La Thăng: Vì sao có nhiều văn bản liên quan đến Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 được chuyển cho Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Khánh mà không chuyển cho Tổng giám đốc Phùng Đình Thực?

Bị cáo Đinh La Thăng

Bị cáo Thăng trả lời, khi nhận được văn bản, căn cứ vào phân công nhiệm vụ của Tổng giám đốc để chuyển cho Phó Tổng giám đốc phụ trách.

Luật sư tiếp tục hỏi về việc chiều hôm qua, theo dõi phần trả lời của bị cáo có đưa ra nhận định về bị cáo Phùng Đình Thực, bị cáo nói, anh Phùng Đình Thực đã thực hiện hết trách nhiệm của mình. Bị cáo có thể cho biết, căn cứ vào đâu đưa ra nhận xét đó?

Bị cáo Thăng: “Bị cáo có hơn 5 năm làm Chủ tịch Hội đồng PVN, bị cáo đánh giá anh Thực là người có trách nhiệm, tận tâm, tâm huyết với công việc, rất quyết liệt. Đối với dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, anh Thực đã có triển khai Nghị quyết chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo, có phân công trách nhiệm Phó Tổng giám đốc. Khi các Phó Tổng giám đốc, Ban chuyên môn có báo cáo công việc liên quan đến dự án Thái Bình 2 thì anh Thực đều có giải quyết kịp thời, theo đúng thẩm quyền.

Luật sư Tuấn tiếp tục đặt câu hỏi với bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, vì lý do gì, những sai phạm của hợp đồng EPC số 33 (giữa PV Power và PVC) và hợp đồng 4194 (giữa PVN với PVC) đã không được báo cáo lên Ban Tổng Giám đốc một cách kịp thời mà có thể nói, đã bị che đậy suốt một thời gian dài? Ai phải chịu trách nhiệm trong việc chậm trễ báo cáo này?

Tuy  nhiên, bị cáo Khánh đã không trả lời trực tiếp vào câu hỏi trên. “Hợp đồng do PVPower (nhà đầu tư) ký trực tiếp với Tổng thầu là PVC. Hợp đồng được ký kết dựa trên văn bản ủy quyền của HĐTV PVN ủy quyền cho HĐTV của PVPower thực hiện”, bị cáo Khánh nhắc lại câu trả lời 2 lần khi luật sư truy trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan đến việc “che đậy Hợp đồng EPC số 33”.

Luật sư tiếp tục phân tích, qua nghiên cứu hồ sơ, hợp đồng 33 và hợp đồng 4194 được đóng dấu mật, bước đầu giải mật vào ngày 30/5/2011 và chính thức được giải mật rộng rãi từ 16/6/2011. Những sai phạm này cũng không được phát hiện trong một thời gian dài, luật sư yêu cầu xét hỏi bị cáo Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng Ban quản lý Dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2, nhưng do tín hiệu từ phòng xử tới phòng báo chí bị mất, phóng viên không nghe được câu trả lời của bị cáo Chương.

Cũng liên quan đến vấn đề này, luật sư Đinh Anh Tuấn đề nghị chủ tọa phiên tòa xét hỏi thêm về những chứng cứ luật sư đã giao nộp tại phiên tòa và triệu tập nguyên Chánh Văn phòng PVN với tư cách là người làm chứng.
 

Bị cáo Đinh La Thăng yêu cầu giám định lại thiệt hại

Một vấn đề khác được đưa ra xét hỏi để làm rõ, đó là kết quả giám định thiệt hại của PVC và PVN. Ông Phạm Công Hùng, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh và Lương Văn Hòa tiến hành hỏi giám định viên về kết luận giám định xác định PVC và PVN thiệt hại gần 120 tỷ đồng từ hành vi chi – sử dụng sai hơn 1.115 tỷ đồng dùng cho thực hiện Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Theo cáo trạng, giám định viên Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết luận, thiệt hại do việc PVN và Ban QLDA Thái Bình 2 tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và 1.312 tỷ đồng là hơn 51,6 tỷ đồng.

Thiệt hại trực tiếp do việc PVC sử dụng sai mục đích số tiền 1.115 tỷ đồng (trong tổng số tiền tạm ứng trên) gây ra với PVN là số tiền lãi suất được xác định phát sinh từ tháng 10/2011 (thời điểm đủ điều kiện tạm ứng) đến 3/2012 (thời điểm PVN đòi tiền PVC) là hơn 68 tỷ đồng. 

Trả lời các câu hỏi của luật sư Công Hùng, giám định viên khẳng định: “Chúng tôi giám định trên cơ sở trưng cầu của CQĐT. Các giám định thực hiện theo đúng luật giám định. Việc xác định thiệt hại việc chi và sử dụng tiền tạm ứng trong nội dung trưng cầu giám định được giám định viên trả lời, vi phạm điều 72 Luật Doanh nghiệp và Nghị định 48, được thể hiện trong kết luận giám định thành phần và giám định chung”. 

Tiếp đến, giám định viên từ chối trả lời các câu hỏi của luật sư về căn cứ, cách tính… Còn các bị cáo Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Quốc Khánh khi được tòa hỏi đã cho rằng, việc giám định chỉ kết luận trách nhiệm của Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng là thiếu. Thậm chí, bị cáo Đinh La Thăng đã đề nghị giám định lại thiệt hại

Cụ thể, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Phó Tổng giám đốc PVN (án sơ thẩm tử hình trong vụ OceanBank) khẳng định, tiền dùng để tạm ứng cho PVC nằm trong tài khoản thanh toán, lãi suất chỉ khoảng 2%; giám định viên tính thiệt hại bằng lãi suất bình quân tài khoản tiền gửi đầu tư 14% để ra thiệt hại là không chính xác.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn

“Không ai chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản đầu tư… lúc nhận bản kết luận giám định bị cáo đã phản ứng ngay” – ông Sơn khẳng định. Từ đó, Nguyễn Xuân Sơn đề nghị giám định và xác định thiệt hại lại, chính xác hơn.

Bị cáo Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch HĐTV PVN khai thêm: Quá trình điều tra, CQĐT có đưa cho tôi bản giám định của các cơ quan. Do thời gian rất gấp, cuối giờ mà quy định của trại T16 là không làm việc nữa nên bị cáo không có điều kiện đọc. Bị cáo tôn trọng giám định Bộ Tài chính nhưng đề nghị xác định lại giá trị thiệt hại của vụ án nhất là cách tính giá trị thiệt hại bao gồm lãi suất tối thiểu. 

“Một doanh nghiệp có nhiều tài khoản, tiền thanh toán hằng ngày để trong tài khoản thanh toán nên không thể lấy lãi suất tiền gửi để tính thiệt hại tiền thanh toán… tiền này không phải tiền huy động nên lãi suất khác nhau. Bị cáo cũng không hiểu cách tính, có thể do đưa nhanh và không có tài liệu nghiên cứu. Trong phòng giam rất tối, không có điều kiện đọc…. Tài khoản một đơn vị (PVC) không thể tính được tiền nào của Thái Bình 2, tiền nào của Nhơn Trạch… Khi xác định PVC dùng tiền sai mục đích thì PVN có thể đòi lại”, bị cáo Đinh La Thăng.

Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm