| Hotline: 0983.970.780

Bị cắt hợp đồng “thần tốc”

Thứ Tư 14/05/2014 , 09:40 (GMT+7)

Vừa được nâng lương và loại hợp đồng là dài hạn, thế nhưng anh Tiến đã bị Trung tâm Dạy nghề huyện Thới Bình cắt hợp đồng trong vòng 3 ngày.

Thời gian qua, NNVN có nhiều tin bài phản ảnh về việc cắt hợp đồng và đình chỉ công tác đối với cán bộ nhân viên sai quy định tại Thanh tra Sở Giao thông – Vận tải và Trung tâm Thể dục – Thể thao (TDTT) tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đơn vị của tỉnh này có việc làm tương tự, trong đó có Trung tâm Dạy nghề huyện Thới Bình.

Khi ông giám đốc “tốt bụng”

Tiếp xúc với PV, ông Hồ Hoàng Hải (Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Thới Bình) cho rằng việc cắt hợp đồng “gấp” đối với anh Lê Trung Tiến (giáo viên dạy tin học) là do ông có lòng tốt muốn xin cho anh Tiến vào hợp đồng vị trí lái xe cho Trung tâm, nhưng do sau khi cắt hợp đồng thì UBND huyện Thới Bình không chấp nhận cho hợp đồng lại.

Đưa chúng tôi xem một xấp hồ sơ (không có chữ ký của anh Tiến), ông Hải nói: “Chúng tôi làm việc có ghi biên bản hẳn hoi, đúng quy định”. Nhưng khi hỏi tại sao trong biên bản không có chữ ký của đương sự, vị giám đốc này ú ớ, không trả lời được.

Theo tìm hiểu của PV, anh Lê Trung Tiến được nhận giảng dạy tại Trung tâm Dạy nghề huyện Thới Bình từ năm 2008. Trong quá trình làm việc anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được kết nạp Đảng từ cuối năm 2009.

Vụ việc gây bất bình này bắt đầu từ việc sau khi nhận được Công văn 6413/UBND của UBND tỉnh Cà Mau ra ngày 10/12/2013 về việc chỉ đạo thực hiện tinh giản biên chế tại tỉnh này.

Đầu tháng 2/2014, ông Lê Hoàng Hải bất ngờ triệu tập cuộc họp triển khai quyết định cắt hợp đồng với anh Tiến, trong khi anh này không được mời dự họp.

Tại cuộc họp, một số cán bộ không đồng tình bởi “nếu như muốn cắt hợp đối với đồng chí Tiến thì tại sao không cho đồng ý ấy dự họp”.

Từ những ý kiến khác nhau nên ngay sau kết thúc buổi họp, ông Lê Hoàng Hải đã mời anh Tiến lên làm việc để “hợp thức hóa” việc làm của mình và chỉ sau 3 ngày anh Tiến bất ngờ nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng.

Theo anh Tiến, tại buổi làm việc đó không có người ghi biên bản, tất cả chỉ triển khai bằng miệng. Cũng theo anh Tiến, hiện nay tại Trung tâm Dạy nghề huyện Thới Bình có nhiều cán bộ chỉ mới có bằng Trung cấp chuyên nghiệp, cá biệt có người chỉ mới vừa được nhận hợp đồng chưa bao lâu thì được đưa đi đào tạo đại học đến nay vẫn chưa ra trường và nhiều giáo viên được phân công đứng lớp không đúng chuyên môn nghiệp vụ.

Điều bất bình nữa là hợp đồng lao động và quyết định nâng lương mới nhất của anh Lê Trung Tiến có hiệu lực đến tháng 12/2015, là loại hợp đồng dài hạn, nhưng lại bị cắt hợp đồng trong “nháy mắt” (chỉ trong vòng 3 ngày, trong đó có ngày thứ 7 và chủ nhật, không thông báo trước), không có một chế độ nghỉ việc nào đối với
người lao động.

Trả lời câu hỏi của PV rằng tại sao cắt hợp đồng đối với anh Tiến không theo một trình tự nào? Ông Hải viện nhiều lý do, trong đó có lý do không có tiền trả lương đối với anh Tiến.

Tuy nhiên, theo nguồn thông tin riêng đáng tin cậy thì hiện nay tại Trung Dạy nghề huyện Thới Bình vẫn còn tồn tại việc chi tiêu một khoản tiền khá lớn sai quy định.

Cụ thể là theo Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT - BGD&ĐT – BNV – BTC ban hành ngày 23/1/2006 thì chỉ có cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy đủ số giờ theo quy định mới được hưởng trợ cấp 30% lương, nhưng tại đây hầu như giáo viên nào cũng được hưởng.

“Nếu làm đúng theo quy định, số tiền trợ cấp sai quy định này có thể trả lương cho hàng chục giáo viên hợp đồng chứ không phải mình tôi”, anh Tiến rơi nước mắt.

“Không dám mơ được trở lại làm việc”!

Tiếp xúc với PV, anh Lê Trung Tiến ngậm ngùi: “Đọc trên báo thấy đăng nhiều bài về việc bị cắt hợp tương tự tại Thanh tra Sở Giao thông- Vận tải và Trung tâm TDTT tỉnh Cà Mau được trở lại làm việc, tôi rất hy vọng.

Tuy nhiên, tôi không dám mơ ước được trở lại làm việc. Dù thế nào đi nữa tôi cũng phải hy vọng, phải phấn đấu hết mình vì đây là quyền lợi và sự hy sinh của tôi đối với nghề suốt nhiều năm qua”.

Một lãnh đạo Trung tâm dạy nghề huyện Thới Bình bày tỏ quan niệm: “Đáng lý ra là một cán bộ trẻ năng động, yêu nghề, làm được việc như vậy phải được giữ lại và được giao công việc phù hợp. Điều đáng nói là hiện tại Trung tâm vẫn còn nhiều cán bộ, giáo viên chưa có bằng đại học vẫn được giữ lại, còn đồng chí Tiến thì bị cắt hợp đồng, thử hỏi ai không bức xúc”.

Vị lãnh đạo này cho biết thêm, Trung tâm Dạy nghề huyện Thới Bình vẫn còn thiếu biên chế, trong khi đó tại điểm 2.1 Công văn 6413/UBND của UBND tỉnh Cà Mau ra ngày 10/12/2013 có nêu rõ, những đơn vị còn chỉ tiêu biên chế đã hợp đồng người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm và có thời hạn trên 5 năm thì thống nhất cho tiếp tục hợp đồng.

Có nghĩa là anh Tiến vẫn có thể được tiếp tục làm việc bởi anh Tiến đã được đưa đi đào tạo nghiệp vụ dạy nghề, trong đó có quản lý cơ sở dạy nghề, kiểm định viên chất lượng dạy nghề.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm