| Hotline: 0983.970.780

Bí đỏ lai F1 868 lãi 70 triệu đồng/ha/vụ

Thứ Hai 26/03/2012 , 10:59 (GMT+7)

Bí đỏ lai F1 868 có nhiều ưu điểm vượt trội: Cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng tốt, có thể trồng nhiều vụ trong năm...

Sau 5 năm trồng thử nghiệm, xây dựng nhiều mô hình trình diễn thành công trên các vùng đất khác nhau, mới đây Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư Vĩnh Phúc trình  Sở NN- PTNT tỉnh này bổ sung giống bí đỏ lai F1 868 vào cơ cấu các giống rau hàng hóa của tỉnh.

So với giống bản địa và các giống đang được gieo trồng tại địa phương, bí đỏ lai F1 868 có nhiều ưu điểm vượt trội: Cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, chống chịu tốt với một số đối tượng sâu bệnh nguy hiểm, chất lượng tốt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng; có thể trồng nhiều vụ trong năm, đặc biệt là vụ đông cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Thực hiện chủ trương SX hàng hóa, vụ đông năm 2011 Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư Vĩnh Phúc triển khai xây dựng mô hình SX giống bí đỏ F1 868 với diện tích hơn 400 ha; tập trung tại 15 xã trên địa bàn tỉnh cho kết quả rất tốt. Kết quả theo dõi ở các mô hình xã Yên Lập và Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường cho thấy, tỷ lệ đậu quả cao, đạt tới 90%, sai quả, bình quân 4- 5 quả/dây, năng suất trung bình đạt 600 kg/sào (khoảng 17 tấn/ha), khối lượng quả bình quân 1,2- 1,5 kg/quả, độ đồng đều cao, đặc ruột, thịt dẻo, ăn ngọt, được nhiều người ưa chuộng nên dễ tiêu thụ và bán được giá cao (4.500- 5.000 đồng/kg). Sau khi trừ hết các chi phí, mỗi sào cho thu lãi 2- 2,5 triệu đồng/vụ (60- 70 triệu đồng/ha).

Theo anh Nguyễn Văn Khương, một trong những hộ tham gia mô hình ở xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, giống F1 868 dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thu nhập trên dưới 2 triệu đồng/sào, gấp 2 các giống bí đỏ khác, gấp 3- 4 lần so với cây sắn. Nếu chăm sóc đúng quy trình, ngoài thu quả bà con có thể tận thu thêm từ 500.000- 600.000 đồng/sào/vụ từ hoa và ngọn bí.

"Một ưu điểm nữa của bí đỏ F1 868 là khả năng tái sinh của cây rất mạnh, sau khi thu hoạch xong, nếu không cần phá bỏ để trồng cây khác nông dân cắt sát gốc, tiếp tục bón thêm phân, chăm sóc để bí ra mầm mới, sau thời gian ngắn sẽ cho thêm lứa 1 quả và rau ngọn nữa có giá trị 400.000- 500.000 đồng/sào. Đây là loại cây thích hợp cho SX vụ đông trong những năm tới”, ông Khổng Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Yên Lập nhấn mạnh.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư Vĩnh Phúc, để đạt được hiệu quả cao khi trồng giống bí đỏ lai F1 868, ngoài việc áp dụng đầy đủ quy trình, bà con cần đặc biệt chú ý thêm một số điểm sau đây:

- Trên đất 2 vụ lúa có thể trồng xen canh 3 vụ: Vụ xuân, vụ hè thu và vụ đông; trong đó vụ đông cho sản lượng và hiệu quả cao nhất.

- Trồng cho bò tự do trên đất: Lên luống 5- 6 m, trồng 2 hàng dọc theo mép luống (hàng cách nhau 5- 6 m, cây cách nhau 50- 60 cm để có mật độ 560- 660 cây/1.000m2).

- Trồng cho leo giàn: Lên luống rộng 2- 2,5 m, trồng với khoảng cách hàng cách nhau 2- 2,5 m, cáy cách nhau 50- 60 cm để có mật độ từ 700- 1.000 cây/1.000 m2.

- Bấm ngọn vào buổi sáng khi cây có 5- 6 lá thật cho cây ra nhánh, sau đó chọn để lại 3 nhánh lớn đều nhau cho phát triển để lấy quả (mỗi nhánh chỉ nên tuyển để lại 1- 2 quả, còn lại có thể thu hoa và ngọn làm rau ăn).

Để biết thêm thông tin bà con liên hệ với Cty TNHH Hạt giống Tân Lộc Phát tại địa chỉ: 53/7 QL 22, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh, ĐT: 08. 38864626.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất