| Hotline: 0983.970.780

Bi kịch của một cô giáo trẻ

Thứ Năm 29/10/2015 , 19:53 (GMT+7)

Phải mất tới 4 lần hẹn, chúng tôi mới gặp được cô giáo Nguyễn Thị Oánh, sinh năm 1979 tại xóm nghèo thôn 3, xã Văn Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong một buổi trưa muộn tháng 10.

Không phải vì cô ngại gặp chúng tôi mà lần nào chúng tôi tìm đến gia đình cô, cũng là lúc cô đi chạy thận trên bệnh viện đa khoa tỉnh. Hôm nay cũng vậy, chúng tôi gặp cô khi cô vừa mới đi chạy thận về hôm qua. Câu chuyện vội vã gấp gáp bên mâm cơm muộn chỉ có vài miếng đậu, đĩa rau muống luộc trong căn nhà ở nhờ cấp 4 dột nát.

“Bây giờ mình chỉ có hai nơi đến đó là trường học và bệnh viện. Còn không biết điểm đến tiếp theo của mình sẽ là ở đâu?”, cô Oánh gạt nước mắt cho biết.

Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng của trường Đại học Tây Bắc chuyên ngành sư phạm tiểu học. Năm 2000, cô Oánh được phân công dạy tại điểm trường Tà Niếp, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Với kiến thức được trang bị và sự nhiệt huyết của cô giáo trẻ miền xuôi, cô Oánh không ngại khó, sợ khổ đến với điểm trường còn khó khăn với đồng bào dân tộc miền núi...

Do bố mẹ già yếu bệnh tật, năm 2009 cô xin chuyển công tác về trường tiểu học Văn Hội, huyện Ninh Giang. Tưởng chừng bao vất vả của cô gái vùng cao gánh chữ lên non sẽ được đền đáp với hạnh phúc viên mãn. Nào ngờ, cuộc sống bệnh tật và bao tai hoạ cũng bắt đầu ập xuống gia đình cô.

Tháng 4 năm 2009, sau khi đi dạy ở trường về, cô Oánh thấy sốt, đau khắp người, nhưng do chủ quan nên cô không đi khám. Khi đau không chịu được cô mới đi khám thì phát hiện bị bệnh viêm loét dạ dày.

11-08-48_imge00001
Bệnh tật hành hạ khiến cho ước mơ và sự sống của cô Oanh dần vụt tắt

Tuy nhiên càng điều trị, bệnh tình không thuyên giảm, người lúc nào cũng nóng sốt, mệt mỏi, khó thở, chân tay sưng phù không đi lại được. Lúc này các bác sĩ kết luận cô bị suy thận giai đoạn cuối.

Từ năm 2009 đến tháng 8 năm 2014, cô luôn lấy bệnh viện làm nhà. Bao nhiêu tiền dành dụm được sau những năm đi dạy của hai vợ chồng dự tính về quê mua đất xây nhà, giờ đây đều dồn cho cô chữa bệnh. Bệnh tình không thuyên giảm, tiền mất, đến chỗ ở của hai vợ chồng cũng không có. Do quá khó khăn nên vợ chồng cô phải gửi cháu lớn 15 tuổi sống với ông nội năm nay 80 tuổi trên Sơn La.

11-08-48_imge00004
Hai mẹ con cô Oanh bên căn bếp dột nát đi ở nhờ

Thương vợ bệnh tật, thương con còn nhỏ, anh Phạm Quốc Thắng nhận lái xe khách đường dài mong có tiền cho vợ chữa bệnh. Nhưng đi làm chưa được bao lâu anh bị tai nạn, chân phải của anh gãy làm 3 đoạn phải đóng đinh. Do gia đình anh không có tiền nộp phạt nên cách đây 3 tháng anh phải đi trả án tại trại giam trong khi chân anh vẫn còn chưa lành lặn.

Ngồi ở góc nhà, bác Nguyễn Thị Nghĩa, mẹ cô Oánh cho biết: “Khổ thật cháu à! Gia đình cô có 5 người con thì Oánh là con thứ 3 gia đình. Từ ngày Oánh bị bệnh, chồng tai nạn và đi trả án đến nay, gia đình chẳng còn gì để bán để lấy tiền chữa bệnh. Chỗ ở của hai vợ chồng cũng không có, thương con bị tai hoạ và bệnh tật hành hạ, tôi đành dọn căn bếp cho gia đình Oánh ở. Nhìn con xót xa lắm mà đành bất lực cháu ạ!”.

11-08-48_imge00005
Cô Oánh và chị gái bị bệnh não liệt cả người 40 năm qua

Thầy Nguyễn Kiên Tạo, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Từ khi chuyển công tác về trường đến nay, cô Oánh luôn là giáo viên gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào của nhà trường. 13 năm liên tục cô đều là giáo viên dạy giỏi cấp trường, có nhiều sáng kiến cấp huyện và đạt được nhiều giải cao trong thi đấu thể thao công đoàn ngành. Nhưng hiện nay gia đình cô quá khó khăn.

Ban giám hiệu và công đoàn nhà trường đã vận động ủng hộ 1 ngày lương và sắp xếp lịch dạy hợp lí cho cô để cô còn đi bệnh viện chạy thận. Ban giám hiệu nhà trường rất mong các tấm lòng hảo tâm dang rộng vòng tay giúp đỡ cô Oánh”.

Mọi sự giúp đỡ cô Oánh xin gửi về: Cô Nguyễn Thị Oánh, giáo viên Trường tiểu học xã Văn Hội, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại: 0976220535. Hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm