| Hotline: 0983.970.780

Bi kịch trở về

Thứ Hai 30/04/2012 , 09:15 (GMT+7)

Hơn 10 năm may mắn trở về, sau chuỗi ngày đau khổ và sống trong sự khinh miệt của người đời, tôi quyết định kể về cuộc đời mình.

Hơn 10 năm may mắn trở về, sau chuỗi ngày đau khổ và sống trong sự khinh miệt của người đời, tôi quyết định kể về cuộc đời mình. Vì sao tôi bị bán? Vì sao tôi có con? Vì sao tôi chưa được công nhận là nạn nhân chính thức bị buôn bán trở về? Vì sao tôi chưa nhận được sự trợ giúp nào của Nhà nước?

1. "Tôi sinh ra ở miền quê nghèo tỉnh Bắc Giang, trong một gia đình nghèo nhất nhì xóm. Nghèo nhưng mọi người thương yêu nhau thì cuộc sống còn vui vẻ. Đằng này, không khí trong gia đình lúc nào cũng ngột ngạt, tù túng. Cha tôi không làm việc gì, suốt ngày uống rượu và gây sự với mấy mẹ con tôi. Không ngày nào mẹ và mấy chị em thoát được những trận đòn ác. Trong suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ mới lớn, không được học hành và giáo dục đầy đủ, tôi chỉ mong thật nhanh chóng thoát khỏi nhà.

Đã có lúc tôi muốn nhận lời lấy anh chàng tật nguyền cùng xóm, không cần biết tương lai ra sao, chỉ miễn là được đi ra khỏi nhà. Có lẽ gia đình người ta cũng không muốn làm khổ cả đời tôi, nên từ chối. Sau đó, qua mai mối, tôi quen anh Nguyễn Minh Kha, cách nhà hơn chục cây số. Chúng tôi yêu nhau, và định ngày làm đám cưới. Đang say đắm trong hạnh phúc, tôi chẳng chút nghi ngờ gì khi người yêu rủ lên Lạng Sơn mua đồ cưới cho rẻ. Chưa một ngày được hưởng niềm vui làm vợ, tôi đã bị gã “người yêu hờ” bán sang Trung Quốc.

Hơn 2 năm ở Trung Quốc, năm 2000 tôi may mắn trốn thoát được về nước, dù đã lên chính quyền trình báo mình bị bán, nhưng nhiều lần, đơn thư của tôi không được giải quyết, khi thì họ nói cần người làm chứng, lúc lại nói thiếu giấy tờ. Tôi cứ hi vọng, rồi lại thất vọng. Giấu kín quá khứ, tôi lấy chồng, sinh được cậu con trai. Tưởng chừng vợ chồng sẽ hạnh phúc bên nhau mãi. Nhưng một người bạn gái thân của tôi đã kể cho chồng tôi nghe về chuyện tôi từng bị bán.

Nỗi đau quá khứ vẫn chưa nguôi ngoai thì tôi lại lâm vào cảnh dở khóc, dở cười: Anh bỏ mẹ con tôi và đi cùng chính người bạn gái đó. Số phận tôi là vậy, tin người, rồi lại bị chính những người mình tin yêu nhất phản bội. Vì con, tôi không ngại khó, ngại khổ. Nhưng điều khiến tôi buồn nhất là sự khinh rẻ của người đời. Những ngày đầu mới về, tôi xa lánh mọi người và không dám đi đâu. Hàng ngàn áp lực vô hình đè nén: Gia đình sợ tiếng tăm, con nheo nhóc, chồng bỏ đi…

Ra đường, tôi luôn cố gắng đi thật nhanh, nhưng những lời châm chọc cứ như những nhát dao vô tình: “Em này ở đâu đến mà nghe giọng nói không giống người ở đây nhỉ?”. “Ôi giời! Giống làm sao được. Nó đi Trung Quốc mấy năm mới về đấy”. Khi tôi đi xin xác minh làm thủ tục trình công an và chính quyền, do không biết và chưa lo đủ giấy tờ, mọi người cũng nhìn tôi đầy miệt thị: “Nó ham hố chơi bời, tự đi Trung Quốc chứ bị mua bán gì?”, “Nó bày đặt đơn từ minh oan thế thôi, hơn chục năm rồi không xác minh được”…

10 năm, tôi loanh quanh trong ngôi làng nhỏ, đối diện với những lời ong tiếng ve, sự miệt thị của người đời. 10 năm, tôi tìm cách tố cáo kẻ đã bán mình, nhưng những chứng cứ và nhân chứng không xác định được. 10 năm, tôi mất niềm tin. Nếu không gặp nhóm những người cùng cảnh giúp đỡ, có lẽ tôi đã thành người khác: Lừa bán những người ngờ ngệch, hoặc cũng đang lâm vào cảnh bế tắc giống tôi, hay lừa bán lại kẻ đã bán chính mình… Có thể lắm chứ!"

2. Chị Bùi Thị Huệ (xã Tân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) kể lại câu chuyện đời mình một cách khó khăn, đứt quãng. Huệ là nạn nhân của tệ nạn buôn bán người, mà kẻ lừa bán cô không ai khác chính là người yêu cô. May mắn thoát khỏi tình trạng bị bóc lột nhưng đến bây giờ Huệ vẫn chưa thể lấy lại được niềm tin vào cuộc sống và tình người. Đến bao giờ cô mới có được cuộc sống như những người bình thường khác?


Sau 10 năm giấu kín, đến nay Huệ đã dũng cảm nói lên chuyện của mình

Điều khiến Huệ băn khoăn nhất hiện nay là làm như thế nào để có thể được công nhận là nạn nhân chính thức bị buôn bán trở về, để cô được hưởng trợ cấp của Nhà nước (hiện nay, Huệ không còn giữ được giấy tờ và không có nhân chứng. Tất cả những gì có trong tay cô bây giờ chỉ là 4 lá đơn tự viết). Giống như Huệ, nhiều chị em bị buôn bán trở về thường chán nản và mất hết niềm tin vào cuộc sống, bị bế tắc về xã hội và khó hòa nhập với cộng đồng. Không tìm ra lối thoát cho mình, các nạn nhân thường sống buông thả, tiếp tục dấn sâu vào các tệ nạn xã hội, có thể tự vẫn…

Thiếu thông tin, thiếu hiểu biết là một trong những yếu tố khiến chị em tự “đưa mình vào tròng” mà không hay biết. Hơn nữa, chúng ta thường chỉ cảnh giác với những lời dụ dỗ ngon ngọt, những lời hứa hão của kẻ xa lạ; ít ai nghi ngờ người thân, đặc biệt lại nghi ngờ chính những người ruột thịt, người yêu của mình. Thế nhưng vì lợi nhuận, không ít kẻ bất chấp luật pháp, bất chấp đạo lý, nhiều kẻ đã mất hết nhân tính khi đem bán con, cháu, chị em ruột… sang xứ người làm gái mại dâm. Đẩy họ vào con đường “nô lệ tình dục”, hủy hoại cả cuộc đời của họ.

Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (2004 -2009), cả nước đã xảy ra 1.586 vụ, 2.888 đối tượng, lừa bán 4.008 nạn nhân ra nước ngoài... So với 5 năm trước, tăng 1.090 vụ, 2.117 đối tượng và 2.935 nạn nhân. Sở dĩ tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em có chiều hướng tăng lên là do phụ nữ và trẻ em - đối tượng dễ bị buôn bán còn ít hiểu biết về vấn đề này. Nhiều người đã phải trả giá đắt vì nhẹ dạ cả tin, bị hành hạ về thể xác và tinh thần, bị bóc lột sức lao động…

Như vậy, trang bị cho chị em những kiến thức về nạn buôn bán người và nâng cao tinh thần cảnh giác – có thể ngay cả với những người thân, là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. 

Theo Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) thì: Từ báo cáo của các địa phương, số phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu ngày, nghi bị buôn bán là 19.828 người. Tính đến tháng 5/2009 số nạn nhân là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về là 2.790 trường hợp, trong số đó 60% nạn nhân tự trở về, 25% được giải cứu, 15% tiếp nhận chính thức.

Trong số 2.790 nạn nhân trở về có 2.232 nạn nhân (chiếm 80%) được tiếp cận các dịch vụ tư vấn tâm lý và cung cấp thông tin, chính sách hỗ trợ; có 837 trường hợp nạn nhân (chiếm 30%) nhận được kinh phí hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng và hỗ trợ học nghề từ nguồn ngân sách của Nhà nước.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm